Wednesday, November 14, 2007

Truong Vo Bi Quoc Gia Viet Nam


Tóm tắt lịch sử
Trường VỎ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Lịch sử của Trường VBQGVN là lịch sử của một thực tế gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc , lịch sử của chiến tranh Việt nam nói chung và dòng Quân sử Việt nói riêng . Cách nay 44 năm, năm 1945 vào khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vở toàn diện của phe Trục, người dân VN vẩn âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình . Công cuộc đấu tranh nầy đả đem lại thành quả đầu tiên qua Hiệp ước Vinh Hạ Long năm 1948, theo đó người Pháp công nhận một nước Việt nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp .
Củng trong năm ấy, một Quân Ðội Quốc Gia được thành hình, nhưng vẩn nằm trong sự chi phối của người Pháp .Vừa tranh đấu với ngoại bang, vừa chống trả lại với những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng sản quốc tế mà đại diện là Hồ chí Minh . Chính phủ lúc bấy giờ đả cho thành lập một trường Sỉ quan Hiện Dịch nhầm đào tạo cán bộ nồng cốt cho quân đội . Trường Sỉ quan Ðập Ðá là trường Sỉ quan đầu tiên được xây cất tại Huế bên cạnh dòng sông Hương .Sau hai năm, Trường Sỉ quan Ðập Ðá đưọc di chuyển về Ðàlạt vì nơi đây có đầy đủ điều kiện về khí hậu và sân, bải huấn luyện để rèn luyện cán bộ sỉ quan thích ứng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu .Trường được cải tổ toàn diện và được đổi danh thành TRƯỜNG VỎ BỊ LIÊN QUÂN ÐÀLẠT .
Năm 1955, Thủ tướng Ngô đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng quốc gia và khai sinh nền Ðệ Nhất Cộng Hòa .Quân đội Quốc gia với tòan vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa .Trường Vỏ Bỉ Ðà Lạt củng nằm trong khuôn khổ đó và một lần nửa được cải danh thành TRƯỜNG VỎ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM (TVBQGVN) do sắc luật 1960 của Cố Tổng Thống Ngô đình Diệm . Ông củng là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách Hồ Than Thở không xa . Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạ sỉ quan của trường Vỏ bị West Point Hoa Kỳ, TVBQGVN có trách nhiệm đào tạo các cán bộ ưu tú cho quân đội gồm cả Hải-Lục-Không quân ; có khả năng chỉ huy ổn định bờ cỏi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc đại học để kiến tạo quê hương trong thời bình . Các ứng viên muốn gia nhập vào TVBQGVN phải có bằng Tú tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát .Chương trình học mổi năm được chia làm 2 mùa : mùa nắng học quân sự, mùa mưa học văn hóa .Về quân sự, các Sinh viên sỉ quan (SVSQ) được huấn luyện chiến thuật từ cấp Trung đội đến Tiểu đòan và các cuộc hành quân liên binh .Về văn hóa, SVSQ được dạy chương trình bậc đại học dân chính, thêm vào các cuộc thí nghiệm tại phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mản khóa SVSQ được cấp văn bằng Cử nhân Khoa Học Thực Dụng . Ðể trao dồi nghệ thật chỉ huy và lảnh đạo, TVBQGVN có truyền thống tổ chức “Hệ thống tự chỉ huy” và 8 tuần huấn nhục cho Tân khóa sinh .Hệ thống tự chỉ huy nhầm mục đích giúp cho các SVSQ thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tinh thần quân đội giửa các khóa .Tám tuần huấn nhục giúp cho các tân khóa sinh dứt bỏ nấp sống dân chính để ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật Thép của trường .
Vì nhu cầu chiến trường nên thời gia thụ huấn của các khóa củng thay đổi .Có khi 2 năm, có khi từ 2-3 năm .Nhưng từ khóa 22B trở vê sau thời gia thụ huấn được quy định là 4 năm .Năm 1975, hai năm kể từ khi nhân dân miền Nam bị cưởng chế qua hiệp định Paris năm 1973, vận nước đến hồi nghiêng ngả, tình hình quân sự tại vùng I và vùng II Chiến thuật trở nên trầm trọng trong một trận chiến thiếu yểm trợ và tiếp liệu .Vùng cao nguyên dọc theo dải Trường Sơn và Pleiku đả được lệnh di tản .Do đó vào khoảng 12 giờ khuya ngày 31 tháng 3 năm 1975, dưới sự lảnh đạo của cựu SVSQ khoá 3 -Thiếu tướng Lâm quang Thơ -Chỉ huy Trưởng. Toàn thể các bộ phận của trường phải mở cuộc hành quân triệt thoái về vùng III . Ðồi 1515 phải bỏ trống từ phút đó và các SVSQ còn đang thụ huấn chưa tốt nghiệp phải thay thế đạn thực tập (mả tử) bằng đạn thật .Với tinh thần kỷ luật cao độ, lòng gan dạ và sự bình tỉnh ngoại hạng, cùng với sự yểm trợ hết mình của các đơn vị Bộ binh và Biệt động quân do các khóa đàn anh chỉ huy, toàn bộ TVBQGVN đả vượt một chặn đường dài đầy gai lửa để đến được Long Thành ngày 2/4/75 .
Tại đây, trong tình thế hổn loạn của đất nước, lể mản khóa cho 2 khóa 28 và 29 được tổ chức cấp thời .Riêng khóa 30 mới nhập trường được 1 năm và khoá 31 vừa xong 8 tuần lể huấn nhục, vì áp lực của pháo binh địch đả phải di chuyển về trường Bộ Binh Thủ Ðức .
Tính từ ngày thành lập cho đến tháng 4/75, TVBQGVN đả cung ứng cho chiến trường trên khắp 4 vùng Chiến thuật tất cả 29 khóa sỉ quan với tổng số gần 7000 sỉ quan .Các sỉ quan tốt nghiệp được phân phốI đi khắp các Quân, Binh chủng để đảm trách vai trò cán bộ Chỉ huy hoặc Tham mưu .Dù ở cương vị nào, kỷ thuật hay tác chiến, người sỉ quan xuất thân từ TVBQGVN củng luôn luôn nuôi dưởng tinh thần “Tự thắng để chỉ huy” và châm ngôn “Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm” làm kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an thân .

1 comment:

vietnamlib said...

Nhớ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

của Lê Bá Thông


Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nằm cạnh một rừng thông hùng vĩ như "thành trì tinh thần" tráng lệ, ngôi nhà và tổ ấm thân thương của những người con yêu dấu đầy tài năng và lý tưởng của trường Mẹ Việt Nam và các con nuôi từ tất cả Quân Binh Chủng, may man được biệt phái làm việc và chấp nhận vào gia đình truyền thống này.

Vào đầu năm 1972, khi Quân trường được xữ dụng làm nơi đào tạo Sĩ quan hiện dịch cho Hải Lục Không quân, do sự sap đặt hy hữu của định mệnh, một biến cố lớn đã xảy ra trong cuộc đời binh nghiệp của tôi. Một cơ duyên tuyệt vời mang nhiều kỷ niệm đẹp nhớ đời đã thay đổi không những từ cách suy tư về cuộc chiến Việt Nam đã và đang dày xéo quê hương Việt Nam yêu dấu mà còn ảnh hưởng đến ngay cả niềm tin của tôi, hun đúc lý tưởng của người thủy thủ nhiều tinh thần và nhiệt huyết cho Quốc gia, dân tộc. Chỉ trong thời gian hơn một năm phục vụ và sinh hoạt chung với các Sinh viên Sĩ quan trẻ tuổi khóa 25, 26 và 27 của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tôi đã cảm thấy sự tương quan, liên hệ mật thiết với những thanh niên quá hăng say trong lý tưởng Quốc gia cao độ, đầy lòng yêu thương quê hương dân tộc nhiệt thành, để rồi chỉ vài tháng ngan ngủi tôi bị lôi cuốn, thu hút vào "môi trường ái quốc" này bởi cường lực nam châm của hồn thiêng đất nước.

Hai mươi bảy năm trôi qua như giấc mộng, với những biến chuyển đau thương xảy đến cho quê hương Việt Nam dấu yêu, cũng như các người tỵ nạn khác, tôi cố tìm quên với tuổi đời chồng chất, nhưng mỗi lần nhìn ng¡m rặng thông già bên bờ hồ trên những chuyến đi du lịch tại quê hương thứ hai này, là một lần tâm tư của tôi lại buồn nhớ đến Đà Lạt, nuối tiếc thời gian quý giá tại trường Võ Bị. Cũng như mỗi lần tình cờ gặp lại cựu Sinh viên Sĩ quan của ngôi trường nổi tiếng truyền thống là dĩ vãng êm đềm trở lại với nhiều thổn thức trong tâm hồn. Quân Sự Vụ phó, một chức vụ trước đây do Sĩ quan Bộ binh đảm nhiệm, hoàn toàn xa lạ nhưng sau đó mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm đẹp trong cả cuộc đời người lính thủy lên núi, một kho tàng kỷ niệm quý giá và ký ức tuyệt vời sẽ sống mãi trong tim tôi cho đến khi nham mat lìa trần.

Hôm nay, trong căn phòng làm việc trống v¡ng của ngôi nhà rộng thênh thang tại vùng trời xa lạ, tôi nhớ lại giây phút êm đềm khi còn sống nơi quê nhà, tại cư xá Lâm Viên Đà Lạt, nhiều sương mù buổi sáng. Thế rồi nguồn cảm hứng đến với tôi khi chợt nghĩ về người con trai đỡ đầu, cựu Sĩ quan Thủ khoa khóa 25 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một Trung úy Hải quân hiện đang cư ngụ cùng gia đình tại Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana, mang lại tình thương yêu ấm cúng trong tâm hồn, niềm thân ái dâng lên tràn đầy, tôi b¡t đầu phiên dịch và đánh máy một tài liệu của người bạn Mỹ viết về những kỷ niệm Võ Bị để tôi nhớ Võ Bị. Đó là bài biên khảo chương trình huấn luyện tại trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Đại tá Dorsey Edward Rowe, cựu Sĩ quan Cố vấn Khối Quân Sự Vụ năm 1972-1973 và cũng là người bạn tâm huyết đã bảo trợ gia đình tôi khi vừa đến cư ngụ tại Hoa Kỳ năm 1975 cho đến ngày hôm nay. Đại tá Rowe viết bài biên khảo này vào năm 1972 khi ông còn là Thiếu tá và đã được Nguyệt san Assembly của Association of Graduates, United States Military Academy, West Point đăng trong số xuất bản vào tháng 3 năm 1973 tại Mỹ. Tôi quyết định phiên dịch và phổ biến tài liệu biên khảo có giá trị này của người Cố vấn Thiếu tá Rowe, như là muốn nh¡c nhở kỷ niệm đẹp, món quà tinh thần gửi đến những người bạn trẻ thân thương ngày nào, nay có lẽ mái tóc đã lấm chấm làn hơi sương sớm của cuộc đời. Tôi ước mong các cựu Sinh viên Sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt được mọi sự an lành, luôn luôn giữ mãi truyền thống kiêu hùng, đa năng đa hiệu của trường Mẹ và hãy hãnh diện đã may m¡n tham gia vào cuộc hành trình tuyệt diệu của định mệnh để trở thành những tôn tử gia đình Võ Bị oai dũng, hiên ngang, cao quý và thân tình xuất phát từ ngôi trường nổi tiếng của dân tộc Việt Nam anh hùng.


----------------
Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông
Cựu Quân Sự Vụ Phó
Trường VBQGVN
-----------------

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

----------------------
Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe
Lê Bá Thông phiên dịch


Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Đà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cọng Hòa, đó là trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc. Nơi đây gần 1000 Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn một chương trình huấn luyện 4 năm gồm vừa quân sự vừa văn hóa. Khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một Quốc gia nào khác phải đương đầu. Nhiệm vụ của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là dạy dỗ và huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan để mỗi Sinh Viên có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời binh nghiệp của một Sĩ Quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, được chứng tỏ qua những tác phong như sau:

1. Đức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp Chỉ huy.

2. Một căn bản quân sự thật vững vàng.

3. Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.

Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:

1. Tinh thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ Đại học về nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.

2. Đạo đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ quan hiện dịch.

3. Thể xác: Đào tạo và huấn luyện cho mỗi Sinh Viên một thân thể tráng kiện và một sức chịu đựng dẻo dai, bền bĩ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng hòa.

Để có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, trường Võ Bị Quốc Gia đã tổ chức thành một Bộ Chỉ huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:

1. Văn Hóa Vụ 2. Quân Sự Vụ 3. Bộ Tham Mưu và Các đơn vị Yểm trợ.

* Văn Hóa Vụ: Trách nhiệm phụ trách dạy các lớp học và các môn học. Mặc dù trường Võ Bị đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, tốt nghiệp từ các trường Đại học trong nước hoặc ngoại quốc, với cấp bằng ít nhất là Cử nhân. Trường Võ Bị Quốc Gia cũng giúp phương tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng Cao học và Tiến sĩ tại các Đại học trong quốc nội hay ở ngoại quốc.

* Khối Quân Sự Vụ dạy Sinh viên tất cả các môn học về quân sự và thể dục và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung đoàn Sinh viên Sĩ quan. Hầu hết các Sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là Sĩ quan tác chiến và đã xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

* Bộ Tham Mưu phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu đoàn Yểm trợ.

Đương kim Chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của trường. Thiếu tướng Thơ đã giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trong năm 1965-1966, thời gian khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm trình độ Đại học. Thiếu tướng Chỉ huy trưởng còn là cựu Sinh viên Sĩ quan, tốt nghiệp khóa 3 vào ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học trường Sĩ quan Thiết giáp tại Fort Knox năm 1956 và tốt nghiệp khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Ft. Leavenworth năm 1964 tại Hoa kỳ.

Trường Võ Bị gồm tất cả những căn nhà được kiến trúc bat đầu từ năm 1961. Các Sinh viên Sĩ quan cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1200 người một lúc. Sinh viên Sĩ quan được tổ chức thành Trung đoàn gồm hai Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn có 5 Đại đội. Ngoài ra còn có Hệ thống chỉ huy và chương trình huấn nhục cho tân Sinh viên giống như chương trình tương tự tại West Point.

Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.

Không giống như các trường Đại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Để được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:

1. Từ 17 đến 22 tuổi.

2. Là công dân Việt Nam.

3. Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.

4. Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.

5. Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).

6. Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương.

7. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.

Lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bat đầu từ tháng 12 năm 1948 khi Pháp thành lập trường Sĩ quan Hiện dịch Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Đà Lạt và có tên là " Ecole Militaire Inter-Armes". Cho đến năm 1954, tất cả các Chỉ huy trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát sau khi Hiệp định Genève ký kết và trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.

Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cọng hòa ký Nghị định thành lập "Trường Võ Bị Quốc Gia"( The Vietnamese National Academy) với Sinh viên tốt nghiệp có trình độ Đại học. Mặc dù trên lý thuyết, Nghị định này đặt sự giáo huấn của trường Võ Bị ngang hàng với các trường Đại học Sài gòn, Huế và Đà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961 nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt Sĩ quan cấp dưới, trường VBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình chỉ kéo dài trong 2 năm. Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến thiết đất nước, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký Nghị định thành lập chương trình học 4 năm và từ đó Sinh viên trường VBQGVN có trình độ học vấn tương đương với bất cứ trường Đại học 4 năm khác tại Việt Nam.

Chương trình huấn luyện hiện nay tại trường VBQGVN về phương diện tổng quát cũng giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên trường VBQGVN có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo Sĩ quan cho cả 3 Quân Binh chủng, hầu như bao gồm chương trình của West Point, Annapolis và Air Force Academy tại Hoa kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972 là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "ba ngành"( tri-service) này được áp dụng từ năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "ba ngành" là trong hai năm đầu thụ huấn, tất cả Sinh viên Sĩ quan đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như nhau. Vào cuối năm thứ hai, Sinh viên được chia ra cho ba quân chủng: Bộ binh, Hải quân và Không quân, với 1/8 tổng số cho Hải quân, 1/8 cho Không quân và 3/4 quân số cho Bộ binh. Trong hai năm sau cùng, các Sinh viên Sĩ quan Hải quân và Không quân sẽ được huấn luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân chủng liên hệ.

Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự mà trong thời gian này Sinh viên được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Thời tiết tốt tại Đà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự, đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu kỳ huấn luyện giữa trường VBQGVN và các quân trường tại Mỹ.

Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng dụng và nhân chủng học. Trong khoa học thuần túy- toán học, vật lý và hóa học- Sinh viên học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho Sinh viên để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ xử dụng khả năng trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về kỹ sư cầu cống, xa lộ và phi trường, bản đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống. Trong môn học về kỹ sư điện khí, ngoài việc học về nguyên t¡c căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, Sinh viên còn được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong nước.

Để cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học. Một vài khóa học này có giá trị trực tiếp và thực tiễn trong khi vài lớp học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế giới và vai trò của Sinh viên trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Sau đây là thời biểu mãn khóa của các lớp Sinh viên Sĩ quan. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; khóa 26 tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1973, vân... vân...

Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn 4 năm . Mỗi Sinh viên theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo học Taekwondo, môn võ judo-karate của Đại hàn. Tất cả Sinh viên Bộ binh đều phải theo học khóa Nhảy dù và Biệt động quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến th¡ng, đức tính cần thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các Sinh viên của trường VBQGVN.

Sinh viên Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy Sinh viên có một khả năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao hơn.

Quyết tâm và mục đích của các Sĩ quan tốt nghiệp từ trường VBQGVN về việc tái thiết đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc gia được bao gồm trên huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt Nam in bằng màu tr¡ng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm. Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của Sinh viên Sĩ quan, màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Con rồng vàng là biểu tượng con Rồng cháu Tiên của dòng giống Lạc Việt và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi trường còn ở tại Huế, Tống Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường VBQGVN vào những năm 1955-1956 và 1957-1959.

Để kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của trường VBQGVN với trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế kỷ của năm 1800, Hoa kỳ đã đối diện với tình hình tương tự- sự bành trướng, phát triển của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về phương diện quân sự, những Sĩ quan tốt nghiệp từ trường West Point đã thành danh không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ thuật gia. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là " the Long Gray Line" ( tượng trưng cho Sinh viên Sĩ quan trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.

Đà Lạt Việt Nam, năm 1972
Thiếu tá Dorsey Edward Rowe
Cố vấn Khối Quân Sự Vụ trường VBQGVN

_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net