Friday, March 26, 2010

Wednesday, March 17, 2010

DANH SÁCH CÁC QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG THÁNG 4 ĐEN 1975

1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975
2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975
3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975
4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975
5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975
6
Đặng Sỹ Vĩnh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
(Ban Binh Địa /P2 Bộ TTM sau đổi qua Cảnh Sát QG)7
7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon
8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975
9
Phạm Đức Lợi
Trung Tá Phạm Đức Lợi làm việc tại Ban Không Ảnh , P2/Bộ TTM .
30/4/1975
10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ
11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975
12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975
13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975
14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975
16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975
17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975
18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975
19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)
20
Thiếu Tá Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975
21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975
22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975
23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon
24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975
26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975
27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 Quân Nhân Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn
28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75
30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức làm việc tại Ban Ước Tính Tình Báo , P2/Bộ TTM.
ngày 1/5/75
32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
30/4/1975 tại Kiến Hòa
33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
chiều 30/4/1975
34
Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
làm việc tại Ban Không Ảnh , P2/Bộ TTM .
Tuẫn Tiết tại nhà riêng ngày 5/5/1975
35
Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tuẫn Tiết bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
36
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
37
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
38
Đặng Xuân Thoại
Trung Tá Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu.
Tuấn Tiết tại Sàigòn 30-4-1975
39
Nguyễn Trọng Vui
Chuẩn Úy thuộc đoàn Công tác 72 SCT/NKT, bị thương trong lúc chạm súng với địch và không muốn đồng đội dìu đi trong lúc Việt Cộng đang săn đuổi ráo riết, anh đã nhận dây Mini của người bạn và nằm chờ Việt Cộng đến. Chuyện xảy ra vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 tại một ngọn đồi nhỏ thuộc thôn Hòa Hiệp, xả Hòa Thanh Quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam nằm dưới chân đèo Hải Vân.
40
Trần Đình Tự
Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 38 – Liên Đoàn 32 BĐQ Từ chối đầu hàng bị Cộng Quân giết ngày 30 tháng 4.
Tiếp đó, anh cho tập trung BCH, Trung đội Thám Báo nói với họ là đã có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh Đại Úy Tiểu Đoàn Phó, còn ai muốn ở lại chiến đấu với anh đến giờ chót thì đứng riêng một bên. Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đình Tự đưa tay chào Đại Úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì để tiếp tục “ăn thua” với địch. Kết cục, cuộc chiến đấu cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đạn, địch tràn ngập, bắt tất cả những người còn sống (9 người ) giải về sân trường Tiểu Học gần đấy.
Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Tự thoá mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo). Tự đứng yên nhất định không chịu, tên VC rít lên: “đến lúc này mà mày còn bướng hả, lũ uống máu, bọn tay sai, những thằng ác ôn. Mày có làm theo lệnh của ông không thì bảo. Nhân danh cách mạng ông ra lệnh cho mày cởi áo quần ngụy và nằm xuống. Chúng mày đã đầu hàng, nghe rõ chưa!”
Tự cười đểu :
- Ai đầu hàng, nhưng tao thì không. Mày nghe đây. Chúng mày mới là lũ ác ôn, chúng mày mới đích thực là lũ tay sai, lũ vong thân chó má. Bọn mày là những tên tội đồ của dân tộc VN, hiểu không? Một lũ đê tiện!
Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát mặt Tự, giơ tay giật mạnh, bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm Tự đeo bên hông. Nó đâm thật mạnh vào bụng Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả cơn, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng Tự. Anh hét tiếng bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống , oằn mình giật từng cơn trong vũng máu.

Tuesday, December 4, 2007

Tuong Niem


Tưởng niệm những người lính V.N.C.H. đã nằm xuống cho quê-hương
Đưa tay chị vuốt mặt chồng
Bờ môi anh nhận, ròng ròng lệ rơi
Lau cho anh, chị nghẹn lời,
Câu kinh đưa tiễn: “Thảnh thơi Anh về!”
Mặt anh nước mắt dầm dề
Giọt thương vợ khóc chảy về tim anh.
Bàn tay âu-yếm dỗ dành
Thêm lần chăm-sóc rất thành-thật yêu.
Khóc anh, chị khóc đã nhiều
Xác anh tẩm lệ bao nhiêu cho đầy?
Đàn con đôi mắt thơ ngây
Vây quanh linh-cữu một ngày rất…mưa
*
Bây giờ dù sáng, dù trưa
Cuộc đời chị vẫn đong đưa xứ người
Vẫn chờ, vẫn đợi nụ cười
Của ngày đẹp Nắng, sáng tươi Quê Nhà
Sau anh là chị: Hoàng Hoa,
Lính Thời Chiến vẫn bôn ba diệt thù
Dạy con từ một Chiến Khu
Với lòng Cứu Quốc lời ru lưu đày:
“Ơn Nhà, nợ nước đã vay
Trả sao cho đáng là tay anh hùng!”
Ý Nga,

11 Mộ Tù Cải Tạo

Đầu tháng 12 về VN đào 11 mộ tù cải tạo
* Tìm được nhiều mộ mới
* Sẽ đào tìm tập thể các mộ ở các trại cải tạo miền Trung
TRỌNG KIM (Ngày Nay)
HOUSTON (NN) - Tổ chức POW Việt Nam tại Houston sẽ trở lại VN vào đầu tháng 12 để tìm 11 hài cốt tù cải tạo sau khi phải hoãn việc đào tìm hồi tháng 10 vì các cơn lụt ở những nơi chôn cất. Mặt khác, thân nhân của 11 gia đình người quá cố nêu trên và của các tù cải tạo khác mới khám phá được các mộ phần sẽ về Houston để họp với tổ chức POW Việt Nam để thành lập một nhóm về VN bốc mộ và hoạch định các kế hoạch cho việc tìm kiếm và đào cất các mộ phần tù cải tạo khác mà đợt tìm kiếm tập thể đầu tiên sẽ nhắm vào các trại ở Thanh Hóa.

Trong khi đó, một văn thư chính thức của Bộ Ngoại Giao Việt Nam qua ông Lý Quốc Tuấn, Phó Vụ trưởng Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đã xác định việc cho phép tổ chức POW Việt Nam trực thuộc Tổng Hội HO Quân, Cán, Chính VNCH về VN “tìm kiếm, cải táng, cất bốc hài cốt của những người từng phục vụ chế độ cũ bị chết trong thời gian cải tạo.” Văn thư này xác định lại tinh thần buổi họp giữa ông Nguyễn Đạt Thành, chủ tịch tổ chức POW Việt Nam và cũng là chủ tịch Tổng hội HO với ông Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình vào trung tuần tháng 10 qua ở Hà Nội.

Văn thư trên cũng nêu lên những thủ tục cần thiết để tổ chức POW Việt Nam hay các thân nhân tù cải tạo phải tuân theo trong việc về VN đào tìm các mộ phần tù cải tạo. Văn thư của ông Lý Quốc Tuấn cũng đề cập tới vấn đề nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, theo đó:

“Trong thời gian tìm kiếm mộ, nếu thấy mộ của người phục vụ trong chế độ cũ, không còn thân nhân, tạm thời chưa cất bốc; sau này nếu Tổng hội muốn đưa về nghĩa địa Bình An (trước đây gọi là nghĩa trang Biên Hòa) cần chờ qui chế quản lý và sử dụng nghĩa địa Bình An do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương soạn thảo và ban hành.”

Trên đây là tóm lược những phần chính của cuộc phỏng vấn đặc biệt mà ông Nguyễn Đạt Thành dành cho báo Ngày Nay. Cuối cùng, ông cũng nhờ báo loan tin để thân nhân các tù cải tạo chết ở trại 5 Yên Định, miền Trung và ở các trại khác tại miền Trung cần liện lạc với Tổng hội HO vì đợt tìm kiếm tập thể các mộ phần ở các trại này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Địa chỉ Tổng Hội HO: PO Box 84611 Pearland, TX 77584.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn trên.
Trọng Kim: Xin ông nói rõ về việc tìm kiếm các ngôi mộ mà tổ chức POW Việt Nam đã phải hoãn lại vì lụt hồi tháng 10 qua.

Ô. Nguyễn Đạt Thành: Chuyến đi sắp tới của chúng tôi sẽ tìm chín hài cốt mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ thị cho cán bộ đi tìm. Chín hài cốt này nằm ở các trại như sau: 1 ở Sơn La - 5 ở Hoàng Liên Sơn -1 ở Nam Hà -1 ở Vĩnh Phú -1 ở Katum. Riêng hai trường hợp, một của cố Trung tá Nguyễn Bê, vì chết khi giao tranh và xác chôn tại Mật Khu Liên Khu 5, chúng tôi sẽ tìm gặp chính quyền đã làm việc trong thời gian đó để xác định ngôi mộ. Trường hợp thứ hai là cố Thiếu tá Nguyễn Quang Khóa, Trưởng phòng Kế hoạch Không đoàn 41/Chiến thuật Sư đoàn 1 Không Quân, mộ chôn ở khu vườn của dân gồm 12 ngôi mộ, không có mộ bia, chúng tôi sẽ tìm tên họ, những ngôi mộ đó sẽ thông báo trên báo chí và truyền thanh để tìm thân nhân và xin thử DNA.

Chín ngôi mộ biết rõ địa điểm, có tên sau đây:
1. Cố Thiếu tá Lê Đình An - chôn tại Khe Nước, xã Trấn Thịnh, huyện Văn Chấn Hoàng Liên Sơn - Có giấy báo tử.
2. Cố Trung tá Trần Xuân Phú, chôn ở Hòm Thư AH4NT Hoàng Liên Sơn.
3. Cố Đại uý Nguyễn Vinh Thăng, chôn ở Đồi Cây Khế Xã Việt Cường, huyện Trấn Yên Hoàng Liên Sơn - Có giấy báo tử.
4. Cố Đại úy Phạm Ngọc Đại, chôn ở Dốc Đỏ, xã Trấn Thịnh, huyện Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn. Anh Đại trốn trại bị bắn chết. Có giấy báo tử.

5. Cố Trung tá Phạm Văn Nghim, chôn tại Bản Bò, Xã Dương Qùy huyện Văn Bàn Hoàng Liên Sơn. Có giấy báo tử.
6. Cố Đại uý Huỳnh Tự Trọng chôn tại Bản Vân Côi, xã Mường Côi, huyện Phù Yên - Sơn La. Có giấy báo tử.
7. Cố Đại tá Nguyễn Khắc Tuân chôn tại trại Nam Hà.
8. Cố Trung úy Trần Ngọc Phú chọn tại trại Katum.
9. Cố Thiếu tá Nguyễn Hiển chôn tại Vĩnh Quang, nghĩa địa 2, xã Đào Trù, huyện Tam Đảo, Phú Yên, Vĩnh Phú. Có giấy báo tử.

10. Cố Thiếu tá Nguyễn Quang Khóa, chôn cùng 12 người ở trong phần đất của dân tại Tam Kỳ, Quảng Nam.
11. Cố Trung tá Nguyễn Bê, chôn tại Mật khu Liên khu 5.
Trọng Kim: Ông có nói rõ đã có thêm chi tiết về nhiều ngôi mộ mới tìm thấy.
Nguyễn Đạt Thành: Vâng, tôi đã được thông báo, tìm được hai ngôi mộ:
1.Cố Thiếu tá Lê Đình An. Ngôi mộ đúng địa điểm đã ghi trong giấy báo tử, nhưng sai quê quán. Chúng tôi đang kiểm chứng.

2. Ngôi mộ thứ hai, đó là Cố Đại uý Nguyễn Ngọc Đại. Anh Đại đã trốn trại, bị bắn chết. Hiện nay chỉ có một bà mẹ già ở Biên Hòa, Đồng Nai, chúng tôi đang cho người tìm để thông báo và giúp người mẹ tìm xác con. Chúng tôi không có ngân khoản, xin kêu gọi lòng từ tâm của đồng hương, giúp cho người mẹ khốn khổ chi phí đi tìm xác con mình. Mặc dù chánh phủ cho người đi tìm, nhưng chúng tôi cũng nhờ người địa phương tìm giúp và đã tìm được hai ngôi mộ nói trên. Ngoài ra, trong khi đi tìm mộ, người địa phương đã phát hiện ba ngôi mộ có tên sau đây:

- Một người tên Vang (hay Vàng) quê ở Thạnh Mỹ Tây, Gò Vấp. Vì mộ bia đã mục, nên chỉ đọc như thế.
- Tôn Thất Thiệp, sanh 1/48 chết 6/6/77 quê ở Hương Thủy - Thừa Thiên, Huế.
- Huỳnh Nguyên Vĩ mộ bia chỉ có bây nhiêu chữ đó thôi.
Trọng Kim: Trong tương lai, chương trình tìm kiếm và bốc mộ các mộ phần của tù nhân cải tạo sẽ có thay đổi gì không?
Nguyễn Đạt Thành: Ngày 2 tháng 12, 11 gia đình người quá cố, cùng với đại diện các nơi về họp để giải quyết những vấn đề như sau:

a. Thành lập một nhóm đi về Việt Nam bốc mộ. Nhóm này gồm có các chị vợ của các người quá cố và đại diện Tổng hội, đại diện HO ở các nơi về. Nhiệm vụ của nhóm: Họp và bàn thảo trực tiếp với đại diện của Công an và Đại diện Ủy ban người Việt Nam nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại Giao, lập kế hoạch, đề cử người đi theo để tổ chức bốc mộ. Các chị trực tiếp thảo luận và quyết định mọi việc. Đại diện Tổng hội và H.O làm nhiệm vụ quan sát và yêu cầu đi đúng mục tiêu, lấy hài cốt mà thôi.

b. Lập Ban Gây Quỹ và chỉ định người đứng tên chương mục ngân hàng (Account), mướn CPA. Chính các chị là người sẽ quyết định xử dụng tiền trong account đó. Tổng hội không can dự vào. Các chị tuyên bố gây quỹ và phân chia nhiệm vụ, kế hoạch gây quỹ.

c. Quyết định về những ngôi mộ có trường hợp như cố Đại úy Nguyễn Ngọc Đại, cha mẹ già, không tiền bạc, quyết định ra sao?

d. Quyết định mướn hay không mướn người địa phương đi tìm mộ. Nếu mướn, vấn đề chi trả, ai chi trả?
e. Lập kế hoạch tìm mộ ở Thanh Hóa, miền Trung Việt Nam.
f. Trường hợp nghi ngờ, mướn thử DNA ra sao?
f. Có những ngôi mộ không có mộ bia, ví dụ trường hợp ngôi mộ của Thiếu tá Nguyễn Quang Khóa, nằm cùng 12 ngôi mộ không tên, làm sao giúp anh Khóa? Người em vừa mới định cư tại Hoa Kỳ, đang nằm bệnh viện vì bị tai nạn ở California.

Cuộc họp cũng sẽ cho biết: Tổng hội đã mở đường, mở được cánh cửa của chánh quyền Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã cho phép và Tổng hội sẽ thường xuyên làm việc trực tiếp với Bộ Ngoại Giao, để giải quyết những trở ngại nếu có. Đồng hương có hai phương thức tìm hài cốt, tùy ý lựa chọn:

A. Tổng Hội đã mở cánh cửa Việt Nam, đồng hương có thể Tự Đi Tìm Hài Cốt Thân Nhân Của Mình. Thân nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm về những việc làm, những vi phạm luậât pháp VN, nếu có. Chúng tôi chỉ giúp giải quyết khó khăn, nếu có từ chánh quyền Việt Nam về việc giấy phép bốc mộ.

B. Nếu thân nhân không tự đi tìm, muốn Tổng Hội giúp. Tổng Hội sẵn sàng giúp, nhưng phải theo khuôn khổ, nội quy, kỷ luật đã được đặt ra trong buổi họp ngày 2 tháng 12 sắp tới.

Trọng Kim: Xin ông cho biết, qua văn thư của Bộ Ngoại giao VN, những điều kiện để đồng bào đi tìm hài cốt thân nhân chết trong thời gian cải tạo?

Nguyễn Đạt Thành: Điều kiện để đồng bào tự đi tìm hài cốt như sau:
- Đồng bào ở hải ngoại thì làm đơn gởi cho Sứ Quán, hoặc Tòa Lãnh Sự tại nơi cư trú để gởi cho Bộ Công An và Bộ Quốâc Phòng giải quyết và sẽ trả lời sau, dù tìm được hay không tìm được mộ đều thông qua Tòa Đại Sứ hoặc Tòa Tổng Lãnh Sự. Nếu ở quốc gia không có cơ quan ngoại giao thì gởi cho Tòa Đại Sứ/tòa Tổng Lãnh Sự của quốc gia gần nhất.

- Bản sao gởi cho Ủy Ban Người Việt ở Nước Ngoài để phối hợp, giải quyết.
- Nếu thân nhân ở trong nước thì gởi đơn cho Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng.
- Nếu thân nhân đã biết được địa điểm ngôi mộ, vẫn gởi đơn tới cơ quan tiếp nhận đơn để giải quyết.
- Khi được báo tìm thấy ngôi mộ, thân nhân liên lạc vối Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng để thoả thuận về thời gian và địa điểm, thành phần người đi bốc mộ. Thân nhân tự chi phí cho việc cất bốc, vận chuyển hài cốt.

- Không được lợi dụng việc làm nhân đạo để thực hiện mục tiêu chính trị, đi ngược lại mục tiêu Nhân Đạo.
Điều kiện Tổng Hội giúp tìm Hài Cốt: Giống như trên nhưng copy thêm một lá đơn gởi cho Tòa Đại sứ/Tổng lãnh sự, gởi cho Tổng Hội và một lá đơn xin Tổng Hội giúp đỡ.

Trọng Kim: Đợt tìm kiếm mộ tập thể như ông đã nói kỳ phỏng vấn trước hồi tháng 11 sẽ khởi sự ra sao?
Nguyễn Đạt Thành: Sau khi tìm chín ngôi mộ nói trên, Tổng hội sẽ không tìm kiếm hài cốt lẻ tẻ, nhưng sẽ tập trung vào một nơi, một trại, cùng hoàn tất một lúc. Sắp tới đây, Tổng Hội sẽ bắt tay vào việc tìm hài cốt ở miền Trung và trước nhất tại Trại 5 Yên Định. Xin thông báo, thân nhân cải tạo từng ở các trại miền Trung giúp chúng tôi thông tin. Qúy vị có thân nhân đã chết trong trại cải tạo, đã chết ở các trại miền Trung xin liện lạc với chúng tôi qua hộp thư: PO.Box 84611 Pearland, TX 77584.

Chúng tôi đề nghị, anh em nào đã ở trại cải tạo cùng với cố Thiếu tá Nguyễn Quang Khóa, Trưởng phòng Kế hoạch Không đoàn 41, Sư đoàn 1 Không Quân tại trại Cải tạo Trại 3 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam. Hiện tại, mộ của Thiếu tá Khóa đang nằm ở trong khu vườn của dân. Tất cả 12 ngôi mộ không có mộ bia, anh em nào biết tên những người trong các ngôi mộ đó xin cho chúng tôi biết chi tiết để có thể tìm ra thân nhân, hầu giúp thân nhân đem hài cốt về với gia đình.

Chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của đồng hương và nhất là anh em cải tạo. Chính các anh cải tạo sẽ là những người cho tin tốt nhất. Xin vị tình đồng đội giúp chúng tôi.

Wednesday, November 21, 2007

Tữ Sĩ Sư Đoàn Nhảy Dù



SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ
Cố Thượng Sĩ Nhất Hoàng Đức Hạnh Thường Vụ Đại Đội Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù SQ 63/111.037 Sinh năm 1943 Tại Thanh Hóa Tữ Trận Ngày 10 tháng 11 năm 1972 Tại Hải Lăng Quảng Trị .
Hoàng Anh Tuấn em ruột cung cấp dữ kiện
Đính Kèm Bản Tướng Mạo và Quân Vụ
Nhập Ngủ Ngày 26 tháng 6 năm 1967 Hạ sĩ Quan T/B
Thăng Cấp Trung Sĩ 13/1/1968
Thăng Cấp Trung Sĩ Nhất Đặc Cách tại mặt trận 1/9/1969
Thăng Cấp Thượng Sĩ Đặc Cách tại mặt trân 16/4/1971
Tữ Trận trong lúc giao tranh với địch thuộc lãnh thổ Quân Khu 1 Hành Quân Toàn Thắng 72 .
TUYÊN DƯƠNG CÔNG TRẠNG TRƯỚC SƯ ĐOÀN
TUYÊN DƯƠNG CÔNG TRẠNG TRƯỚC LỮ ĐOÀN
ANH DŨNG BỘI TINH NGÔI SAO BẠC
ANH DŨNG BỘI TINH NGÔI SAO ĐỒNG
CHIẾN THƯƠNG BỘI TINH
QUÂN CÔNG BỘI TINH (TRUY TẶNG)

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù Pháo Đội A2
KBC 4237 Thiếu Tá Nguyễn Văn Lước Tiểu Đoàn Trưởng Trung Uý Huỳnh Ngoc Thế Chỉ Huy Hậu Cứ
TS1 Phùng Thanh Sơn XLTV TB1 Nhận Thực

Tữ Sĩ Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến





Thủy Quân Lục Chiến
Cố Thiếu Úy Hoàng Tất Thành Sinh Ngày 30 tháng 1 năm 1955 tại Thành Nội Huế. Số Quân 75/1995846 Tữ Trận ngày 28 tháng 3 năm 1975 Đà Nẵng Hành Quân Yễm Trợ Thành Phố Đà Nẵng
Đơn Vị Thủy Quân Lục Chiến .
Mẹ Lê Thị Bang cung cấp dữ kiện có kèm theo hình

Tữ Sĩ Binh Chủng Biệt Động Quân



Biệt Động Quân
Trung Sĩ Nguyễn Văn Khi Sinh năm 1917 Bình Dương SQ 105.303
Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân KBC Hy Sinh ngày 14 tháng 5 năm 1964 Ấp Tân Sinh Bầu Cá Tỉnh Phước Thành . Tọa độ XY .962.324 lúc 00 giờ 30 . Việt Cộng tấn công ấp Tân Sinh Bầu Cá Trê . Đính kèm Giấy Chứng Thật KBC 4214 20/5/1964 do Thiếu Úy Lê Văn Phú Đại Đội Trưởng .
Việt Nam Cộng Hòa
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Vùng 3 Chiến Thuật
Biệt Khu Phước Bình Thanh
Vợ Lê Thị Năng Chicago cung cấp dữ kiện