Wednesday, November 21, 2007

Tữ Sĩ Sư Đoàn Nhảy Dù



SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ
Cố Thượng Sĩ Nhất Hoàng Đức Hạnh Thường Vụ Đại Đội Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù SQ 63/111.037 Sinh năm 1943 Tại Thanh Hóa Tữ Trận Ngày 10 tháng 11 năm 1972 Tại Hải Lăng Quảng Trị .
Hoàng Anh Tuấn em ruột cung cấp dữ kiện
Đính Kèm Bản Tướng Mạo và Quân Vụ
Nhập Ngủ Ngày 26 tháng 6 năm 1967 Hạ sĩ Quan T/B
Thăng Cấp Trung Sĩ 13/1/1968
Thăng Cấp Trung Sĩ Nhất Đặc Cách tại mặt trận 1/9/1969
Thăng Cấp Thượng Sĩ Đặc Cách tại mặt trân 16/4/1971
Tữ Trận trong lúc giao tranh với địch thuộc lãnh thổ Quân Khu 1 Hành Quân Toàn Thắng 72 .
TUYÊN DƯƠNG CÔNG TRẠNG TRƯỚC SƯ ĐOÀN
TUYÊN DƯƠNG CÔNG TRẠNG TRƯỚC LỮ ĐOÀN
ANH DŨNG BỘI TINH NGÔI SAO BẠC
ANH DŨNG BỘI TINH NGÔI SAO ĐỒNG
CHIẾN THƯƠNG BỘI TINH
QUÂN CÔNG BỘI TINH (TRUY TẶNG)

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù Pháo Đội A2
KBC 4237 Thiếu Tá Nguyễn Văn Lước Tiểu Đoàn Trưởng Trung Uý Huỳnh Ngoc Thế Chỉ Huy Hậu Cứ
TS1 Phùng Thanh Sơn XLTV TB1 Nhận Thực

Tữ Sĩ Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến





Thủy Quân Lục Chiến
Cố Thiếu Úy Hoàng Tất Thành Sinh Ngày 30 tháng 1 năm 1955 tại Thành Nội Huế. Số Quân 75/1995846 Tữ Trận ngày 28 tháng 3 năm 1975 Đà Nẵng Hành Quân Yễm Trợ Thành Phố Đà Nẵng
Đơn Vị Thủy Quân Lục Chiến .
Mẹ Lê Thị Bang cung cấp dữ kiện có kèm theo hình

Tữ Sĩ Binh Chủng Biệt Động Quân



Biệt Động Quân
Trung Sĩ Nguyễn Văn Khi Sinh năm 1917 Bình Dương SQ 105.303
Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân KBC Hy Sinh ngày 14 tháng 5 năm 1964 Ấp Tân Sinh Bầu Cá Tỉnh Phước Thành . Tọa độ XY .962.324 lúc 00 giờ 30 . Việt Cộng tấn công ấp Tân Sinh Bầu Cá Trê . Đính kèm Giấy Chứng Thật KBC 4214 20/5/1964 do Thiếu Úy Lê Văn Phú Đại Đội Trưởng .
Việt Nam Cộng Hòa
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Vùng 3 Chiến Thuật
Biệt Khu Phước Bình Thanh
Vợ Lê Thị Năng Chicago cung cấp dữ kiện

Tữ Sĩ Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu



Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Cố Trung Tá Đặng Xuân Thoại Chỉ Huy Trưởng Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật Tự Sát vào Ngày 29 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn Việt Nam .

Cố Đại Tá Lê Quang Tung Hy Sinh trong Cuộc Chính Biến ngày 1 tháng 11 năm 1963

Cố Đại Tá Hồ Tiêu Bộ Chỉ Huy Nha Kỹ Thuật mất trong Tù Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam

Tữ Sĩ Sở Công Tác, Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật






Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Tữ Sĩ Đoàn Công Tác 72 Danh Sách
Trung Tá Nguyễn Đức Phó Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn Công Tác 72 Sơn Trà Đà Nẵng Việt Nam
Đaị Uý Lê Văn Tùng Đoàn 72 Hy Sinh tại Sơn Trà Đà Nẵng Việt Nam
Thiếu Uý Lê Văn Trung Đoàn 72 Hy Sinh trong lúc bốc Toán Trực Thăng bị bắn rơi khu vực đường mòn 545 đèo Mũi Trâu thuộc Tỉnh Quãng Nam
Chuẩn Uý Nguyễn Trọng Vui Đoàn 72 Hy Sinh tại đồng đen Quang Nam vào cuối tháng 3 năm 1975, bị thương và dùng lựu đạn tự vệ không cho địch quân bắt làm tù binh.
Chuẩn Uý Nguyễn Văn Nam Đoàn 72 Hy Sinh Non Nước Đà Nẵng.
Chuẩn Uý Phạm Đình Trung Đoàn 72 Mất Tại La Verne California
Thượng Sĩ Nguyễn Châu Đoàn 72
Thượng Sĩ Nguyễn Thành Đoàn 72 Hy Sinh tại Sơn Trà Danang Vietnam
T/S I Nguyễn Đức Sinh Đoàn 72 Hy Sinh khu Tam Biên
T/S I Nguyễn Văn Rất Đoàn 72 Hy Sinh khu vực Đồng Đen Quảng Nam Vietnam
Trung Sĩ Huỳnh Tấn Dũng Đoàn 72 Toan Dac Biet Hy Sinh Công Tác thuộc tỉnh Quảng Nam
Trung Sĩ Huỳnh Thanh Phong Đoàn 72 chết tại Đà Nẵng
Trung Sĩ Đào Hồng Thuỷ Đoàn 72 Hy Sinh Cong Tac Tam Bien (xin bấm vào comment để đọc câu chuyện về chuyến hành quân cua Trung Sĩ Đào Hồng Thủy)
Trung Sĩ Lê Hương Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Thành Lai Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Văn Bảy Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Tấn Quang Đoàn 72 Hy Sinh Tại Vietnam
Trung Sĩ Nguyễn Văn Quy Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Minh Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Muì Đoàn 72 Hy Sinh tại Đà Nẳng Việt Nam
Trung Sĩ Nguyễn Tươi Đoàn 72
Trung Sĩ Phạm Hùng Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hanh cong tac Helen Hue Vietnam
Trung Sĩ Tạ Tánh Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hanh cong tac Helen Hue Vietnam
Trung Sĩ Thaí Phi Hùng Đoàn 72 Hy Sinh tại VN vao tháng 5 năm 1975
Trung Sĩ Trần Đức Lương Đoàn 72 Hy Sinh tại nan Truc Thang Non Nuoc Da Nang VN Vietnam
Trung Sĩ Trần Quang Taì Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hanh cong tac Helen Hue
Trung Sĩ Trần Nam Đoàn 72
Trung Sĩ Trương Đình Đức Đoàn 72
Trung Sĩ Vũ Ngọc Hinh Đoàn 72 Hy Sinh hành quân Toán đặc biệt vùng gần biên giới Lào-Việt
Trung Sĩ Sử Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hanh cong tac Helen Huế
Trung Sĩ Tư Đoàn 72 Hy Sinh tại Non Nước Đà Nẵng Việt Nam
Binh Nhất Trần Phỏng Đoàn 72 Hy Sinh Đà Nẵng Việt Nam
Chuẩn Úy Huỳnh Minh Thọ mất tại Việt Nam


Thiếu Úy Phan Nhật Văn Chiến Đoàn 1 Xung Kích Sở Liên Lạc mất tích tại Lào trong khi xâm nhập công tác vào năm 1966

Lôi Hổ Phạm Văn Khoa CĐ1XK/SLL/NKT/BTTM/QLVNCH tữ thương tại căn cứ Quảng Lợi năm 1970.

Bác Sĩ Bửu Trí Hy Sinh tại Pleiku năm 1972 tai nạn phi cơ


Thiếu Tá Nguyễn Văn Hải Đoàn 2 Sỡ Liên Lạc Hy Sinh trong lúc mở đường máu di tản trên Liên Tỉnh Lộ 7 vào tháng 3 năm 1975

Thiếu Tá Lê Quang Triệu Hy Sinh trong cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963

Trung Uý Lê Văn Trung Đoàn Công Tác 72
Tữ trận trong phi vụ triệt xuất toán công tác xâm nhập vùng Thường Đức thuộc tỉnh Quảng Nam vào năm 1974 cùng với phi hành đoàn 2 phì công và 2 cơ phi đều tữ nạn khi trực thăng UH1 trúng đạn phòng không .

Tữ Sĩ Quân Chủng Hải Quân


Thiếu Úy Hải Quân Trần Quốc Việt Sinh năm 1943 Hà Nội , Tữ Trận ngày 5 tháng 1 năm 1970 tại Chương Thiện Vợ Đoàn Bình Long Beach cung cấp dữ kiện

Tữ Sĩ Quân Chủng Không Quân



Hồ Văn Ứng Kiệt Sinh năm 1934 Phong Phú Cần Thơ, cấp bậc Đại Uý Phi Công Phi Đội Thần Phong Tữ trận ngày 10 tháng 12 năm 1964 phi vụ thả Biệt Kích vào Miền Bắc Việt Nam .
Hồ Văn Kỳ Tuệ Torrance Cháu ruột cung cấp dữ kiện, cùng sự chứng nhận của Đại Tá Hồ Văn Di Hinh cục trưỡng Cục Quân Nhu anh ruột , Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Cháu ruột

- Trung Hoc Petrus Ky 1949-1953
- Avord Pháp 1954
- Thăng Cấp Trung Sĩ 1954
- Đậu Brevet de Pilote (Phi Công) 17 tháng 2 năm 1955
- Căn Cứ Không Quân Nha Trang 9 tháng 5 năm 1955
- Thăng Cấp Chuẫn Úy 11-8-1955
- Căn Cứ Tân Sơn Nhất 16-1-1956 Hoa Tiêu Chánh Phi Đoàn Vận Tải Dakota
và huấn luyện viên Phi Đoàn .
- 1962 Biệt Phái Air Việt Nam Hoa Tiêu Quốc Nội
- Phi Đoàn Thần Phong Không Quân VNCH 1963
- Tữ Nạn tại Đà Nẳng lúc 9:30 đêm 10-12-1964 phi vụ đêm
thả Biệt Kích hưởng thọ 31 tuổi.

Tữ Sĩ Quân Nhân HL Quân Trường Đồng Đế Nha Trang




Quân Nhân Tốt Nghiệp tại Quân Trường Đồng Đế Hy Sinh Trong Chiến Tranh Việt Nam
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Khóa 2 Hiện Dịch Quân Trường Đồng Đế Nha Trang , Cộng Quân Xử Tữ ngày 14 tháng 8 năm 1975 tại sân Vận Động Cần Thơ.

Thieu Uy Nguyen van Thong nguoi que o Tuy Hoa , Qui Nhon , Thong duoc ve binh chung Thiet Giap va di huan luyen o Long Thanh khoa 56 SQTG . Ra truong ve chi doan 2 Thiet Doan 18 Ky Binh cua Lu Doan 3 xung kich , thang 7 nam 74 biet phai ve chi doan 2 Thiet Doan 15 Ky Binh cung thuoc Lu Doan 3 xung kich . Gan cuoi nam 74 tren duong di giai toa vung Tri Tam va Khiem Hanh phia Dong tinh Tay Ninh don vi cua anh bi tan cong va anh da chet trong tran nay , sau gan 2 tuan le don vi toi moi tro lai duoc noi nay va tim duoc than xac cua T/U Thong , tuy nhien luc do QLVNCH da di tan ve mien nam va chung toi khong the di chuyen than xac cua anh ve voi gia dinh o Tuy Hoa , don vi anh chon xac anh o Nghia Trang quan Doi Bien Hoa truoc tet 1975. Neu anh co biet tin dong mon nao con nho den anh , xin goi loi chia buon cung tat ca ban than va gia dinh anh Thong.

Thieu Uy Tran manh Dinh khoa 8A/72 thuoc don vi xung kich cua Su Doan 18 bo binh , tu tran thang 4/74 khi don vi giai toa can cu Rach Cat phia nam Quoc lo 13 tren duong ve An Loc


Thiếu úy Tô khánh Ðức (ÐÐ 764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang) Ðại đội phó Ðại đôi 3, Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng tháng 6/74 trong cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu

Thiếu úy Từ lam Sơn (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang) Trung đội trưởng, Tiểu đoàn 411/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng 11/73 tại Cà mau .

Thiếu úy Nguyển văn Mảnh (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang) Trung đội trưởng, thuộc Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu Hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng tháng 5/74 .

Trung úy Trương duy Sơn (ÐÐ764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang ?) Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 488/ÐPQ, Tiểu khu Bạc Liêu Ngày 28/4/75, Sơn đả chỉ huy Ðại đội đánh nhau với VC đến viên đạn cuối cùng
và đả hy sinh .

Thiếu Úy Trần Văn Sửa ĐĐ 763/TĐ11 Đồng Đế Nha trang, hy sinh tại Cần Thơ 1974.-

Trung Úy Nguyễn thành Long ĐĐ765/TĐ11 Đồng Đế Nha Trang, hy sinh tháng 4/75 tai mặt trận Long Khanh .

Đồng Đế khóa 4B/72:
Thiếu Úy Trần Miên Trường hy sinh 12/74 tai Gành Hào, Bạc Liêu.

Vo Bi Da Lat


Quân Nhân Tốt Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Tữ Trận Trên Chiến Trường
Cố Trung Úy Phạm Tất Khắc Khóa 12 Võ Bị Đà Lạt Sinh Năm 1932 Ninh Bình Việt Nam Tữ Trận năm 1962 Tại Tiểu khu Long Khánh phục vụ dưới quyền của Thiếu Tá Phạm Văn Phú.
Em ruột Phạm Đình Tuyên cư ngụ tại Spingfield Virginia ghi danh

Luc Luong Dac Biet




Lực Lượng Đặc Biệt
Cố Trung Tá Lê Như Tú Sinh ngày 4 tháng 1 năm 1933 tại Đồng Tróc Thuận Trị Quãng Trạch Quãng Bình Số Quân 203852
Tữ Trận tháng 2 năm 1968 Mậu Thân trong lúc đưa quân giải tỏa Tiểu Khu Khánh Hòa Nha Trang Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Vợ Hoàng Thị Kiều Tiên ghi danh có kèm theo hình .

Trung Sĩ Nhất Trần Văn Khôi SQ 53/357.978 sinh năm 1927 Thuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân Delta , Lực Lượng Đặc Biệt VN , vợ 6 con Thâm niên công vụ 12 năm 5 tháng 26 ngày Mất Tích báo cáo ngày 27 tháng 11 năm 1965 hành quân đặc biệt vùng biên giới Lào.
Trung Uý Tăng Văn Ri Sỉ Quan Hộ Tịch / LLĐB Báo Cáo tại KBC 3419 ngày 4 tháng 12 năm 1965
con la Kenny Tran Garden Grove Ghi Danh

Quan Cu


Quân Cụ
Trung Úy Lê Văn Cung , Nơi Sinh Hà Nội . Trung Đội Trưởng Trung Đội Xích Nặng Quân Cụ Tữ Trận ngày 22 tháng 10 năm 1965 xe trúng mìn việt cộng gần quận Bình Chánh Quốc Lộ 1 trên đường về cục Quân Cụ . Lê Văn Tiến Los Angeles em ruột cung cấp dữ kiện
.

Canh Sat Da Chien

Thiet Giap


Thiết Giáp QLVNCH
Cố Hạ Sĩ Nhất Trần Hữu Phước SQ 64/100.146 Sinh Năm 1944 Cần Thơ
Tữ Trận ngày 24 tháng 12 năm 1969 Trong cuộc hành quân Trịnh Biên Nhà Bàng Châu Đốc
Đơn Vị Phục Vụ Chi Đoàn 1/12 Thiết Kỵ KBC 4183
Thiếu Úy Phan Hữu Dương / Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ Trung Đội 41 chung sự
Trần Văn Nam em trai cung cấp dữ kiện có kèm hình

Chien Tranh Chinh Tri


Chiến Tranh Chính Trị
Đại Úy Nguyễn Văn Tựu, Sinh Năm 1940 Biên Hòa , Đại Úy Y Sĩ Tiểu Đoàn 40 Chiến Tranh Chính Trị , Hy Sinh ngày 30 Tháng 4 Năm 1975 , bị bắn chết và được chôn gần Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam , em vợ Trần Văn Quoi Vitry Sur Seine France cung cấp dữ kiện
.

Dia Phuong Quan


Đia Phương Quân Tiểu Khu Tuyên Đức Đà Lạt
Hạ Sĩ Hoàng Văn Hội Sinh ngày 11 tháng 9 năm 1939 Vinh, Nghệ An Số Quân 155807 Địa Phương Quân Tiểu Khu Tuyên Đức Đà Lạt, Tữ trận ngày 1 tháng 3 năm 1966 trong lúc địch quân tấn công phi trường .
Em ruột Hoàng văn Thái San Bernadino, CA cung cấp

Địa Phương Quân Tiểu Khu Phước Tuy
Hạ Sỉ Nhất Trần Đức Công sinh năm 1955 SQ 55/704470 Tiểu Đoàn 326 Địa Phương Quân Tiểu Khu Phước Tuy Tữ Trận Ngày 6 tháng 8 năm 1973 tại Huyện Đất Đỏ Long Đất Em ruột Trần Văn Anh El Monte, CA cung cấp dữ kiện

Su Doan 1 Bo Binh


Thiếu Tá Trần Đình Biên Khóa 18 Võ Bị Đà Lạt sinh năm 1939 Huế SQ 59A/100853
Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 1 Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tữ Trận ngày 4 tháng 4 năm 1967. Cộng Sản over run căn cứ tại Quãng Trị. Em gái Trần Thị Gái Westminster cung cấp dữ kiện

Su Doan 2 Bo Binh

Su Doan 3 Bo Binh

Su Doan 5 Bo Binh


Cố Chuẩn Úy Trần Văn Nho Sinh Năm 1954 Hội An Quãng Nam Tữ trận ngày 18 tháng 4 năm 1975 Thị Xả Xuân Lộc trong mặt trận Xuân Lộc Long Khánh tháng 4 năm 1974 , Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh Tiểu Khu Long Khánh .
Mản Khóa SQ vào tháng 10 năm 1973, thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh Thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Tiểu Đoàn Trưỡng Trung Tá Hoàng Trung Liêm Mãn khóa Pháo Binh Diện Địa 1974 thuyên chuyển về Ban Pháo Binh Tiểu Khu Long Khánh. Tữ Trận trong trận đánh cuối cùng mặt trận Xuân Lộc.
Cha Trần Văn Phẩm cung cấp dữ kiện kèm theo hình với Đại Lễ của Trường Bộ Binh Thủ Đức.

Su Doan 7 Bo Binh



Sư Đoàn 7 Bộ Binh
Cố Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thọ, sinh năm 1948 Thanh Luong , Quận Hòa Đa , Bình Thuận
Số quân 68 /406 801.Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 11, Sư Đoàn 7 Bộ Binh . Tữ trận ngày 18/ 11/ 1969, tại Cai Lậy , Tỉnh Định Tường
Em ruột Nguyễn Thị Huu Truong ARIZONA ghi danh

Su Doan 9 Bo Binh

Su Doan 18 Bo Binh Tuyen Thep Cuoi Cung



Sư Đoàn 18 Bộ Binh
Chuẩn Úy Phạm Đức Cường Khóa 19 Bộ Binh Thủ Đức Sinh Năm 1945 Ninh Bình , Hy Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1966 Tại Bà Rịa , trong cuộc hành quân Bình Giả Chức Vụ Đại Đội Phó Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Cháu Katherine Phạm Westminster, CA cung cấp

Su Doan 21 Bo Binh




Sư Đoàn 21 Bộ Binh
Trung Sĩ Nhất Lê Đình Tuy Sinh Năm 1921 Ninh Bình , Sư Đoàn21 Bộ Binh , Tữ Trận ngày 20 tháng 8 năm 1965 Tại mặt trân Chương Thiện . Lê Đình Long Santa Ana con trai cung cấp dữ kiện

Su Doan 22 Tam Son Nhi Ha

Su Doan 23 Bo Binh



SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH
Binh Nhì Nguyễn Quần Sinh năm 1932 tại Nhơn Hải Qui Nhơn Bình Định, tữ trận ngày 2 tháng 4 năm 1972 tại Pleiku Chiến Dịch mùa hè đỏ lữa Đơn Vị Sư Đoàn 23 Bộ Binh Con trai Nguyễn Duy Hùng Loma Linda CA cung cấp dữ kiện .

Su Doan 25 BB

Monday, November 19, 2007

Tu Cai Tao

Vài nét về thực trạng của tù cải tạo

Sau 30-4-75 với chiêu bài "chính sách khoan hồng nhân đạo", chính quyền CS đã quy tụ hầu hết các thành phần sĩ quan lùa vào những trại tập trung cải tạo khổng lồ trên khắp các miền đất nước. Những sĩ quan từ cấp Tá trở lên, đa số bị chuyển ra các trại ngoài miền Bắc xa xôi. Còn các sĩ quan cấp úy thì hầu hết bị chia đều rải rác ở những trại tập trung trong miền Nam. Những trại tập trung này nhiều đến nỗi ít có người biết chính xác con số của nó là bao nhiêu! Người ta chỉ có thể biết chắc rằng trong lịch sử của VN chưa bao giờ có nhiều trại tù đến như thế, và số phận của những sĩ quan QLVNCH từ sau tháng 4-1975 đã phải trải qua khoảng thời gian dài tăm tối nhất trong cuộc đời của họ ở những trại tập trung đó. Ngoài chuyện phải xa cách gia đình và những người thân, hàng ngày người tù cải tạo còn bị bắt buộc làm những công việc lao động cực nhọc ẩn dưới cái khung mỹ miều "Lao động là vinh quang" trong khi đó khẩu phần ăn được cấp phát thì quá ít ỏi. Mãi cho đến khi được nếm mùi Đại Học cải tạo của của chính quyền CS, trước đây chưa bao giờ các sĩ quan QLVNCH thấu hiểu và thấm thía chữ "Đói" một cách sâu sắc đến như vậy... Khi chẳng may bị bệnh thì lại không có đủ thuốc men và nhiều người đã phải chết bởi những chứng bệnh tầm thường không ra gì cả! Nguyên nhân chỉ vì không có thuốc chữa! Chính sách "khoan hồng nhân đạo" của chính quyền CS có nhân đạo hay không, thì giờ này cả thế giới đã biết quá rõ, tưởng không cần phải bàn thêm ở đây. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn kể lại một vài thực trạng khó khăn của tù cải tạo trong môi trường thiếu thốn đủ mọi mặt ở mấy trại tập trung mà tôi có dịp trải qua.

Nghe theo chiêu bài "trình diện học tập 10 ngày", các sĩ quan cấp úy QLVNCH sau khi trình diện từ nhiều địa điểm khác nhau, đa số bị tập trung về Trảng Lớn và được chia ra cho các đơn vị bộ đội thuộc Uỷ Ban Quân Quản CS quản lý. Chúng tôi được sắp xếp về đơn vị Trung Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 của CS ( L3T5 ) quản lý. Những tháng đầu tiên tại Trảng Lớn chưa ai được thăm nuôi hoặc nhận quà từ gia đình gì cả. Nên khẩu phần thực phẩm được phân phát sao thì ăn vậy. Rau cải nấu canh lỏng bỏng với chút muối hột, còn gạo để nấu cơm thì những tháng đầu tiên ở đây, chúng tôi chỉ được phân phát gạo đã bị mốc, mọt hết cả. Khi vo gạo thì hơn 2/3 nổi hết lên trên mặt nước vì bên trong hạt gạo đã bị mọt ăn rỗng ruột hết. Do thế chất B1 trong gạo không còn nữa. Sau một thời gian ăn loại gạo mối mọt này, bệnh phù thũng hoành hành chúng tôi thê thảm. Ai nấy chân tay đều sưng vù, trương nước vì thiếu chất B1. Nhất là ở chân, nếu lấy ngón tay nhấn nhẹ vào rồi lấy ngay ngón tay ra, sẽ để lại một lỏm sâu hóm thấy mà ghê luôn. Tình trạng bệnh phù thũng này đến mức báo động. Mỗi ngày chúng tôi được phát mỗi người 1 viên B1, ai bị nặng thì được phát thêm một ca nước cơm để có thêm chất B1 trong nước cơm …Còn bị nặng hơn thì lên nằm bệnh xá. Thực tế thì 1 viên B1 được phát cho mỗi người cũng không ngăn chận được chứng bệnh này. Ca nước cơm cũng chẳng còn chất B1 trong đó nữa vì cũng được lấy từ số gạo mục nát đó nấu ra. Những ai bị phù thũng nặng được khiêng lên nằm bệnh xá thì cũng chẳng có thuốc men gì nhiều, cho nên đã có nhiều người chết trên bệnh xá vì chứng bệnh phù thũng này. Nguyên do chỉ vì thiếu chất B1, một chất mà gần như trước đây trong cơ thể con người hầu như không có ai bị thiếu, vì trong thức ăn hàng ngày đã có đầy đủ. Nay lại phải bị chết vì nó, nghĩ lại thấy đúng là trớ trêu.

Người bị bệnh phù thũng nặng khi đứng lên hai chân bủn rủn, bước đi rất khó khăn và thậm chí vừa đứng lên đã té xuống ngay. Cá nhân tôi chẳng may rơi vào dạng bị phù thũng nặng, không còn đi đứng gì được nữa, chỉ nằm một chỗ. Khi cần tiểu tiện thì phải bò. Chân tay tôi lúc bấy giờ sưng vù lên một cách kinh khiếp, da ở hai chân tôi từ đầu gối trở xuống căng mỏng đến độ láng bóng. Còn hai mắt cá chân không thấy đâu nữa vì các phần sưng ở chân đã bao phủ mất hai mắt cá. Đến lúc tôi bị nặng nhất là lúc da chân nứt ra và rỉ nước vàng. Tinh thần tôi lúc đó phải nói là suy sụp trầm trọng. Tôi chỉ nằm cầu nguyện và nghĩ mình chắc chắn sẽ chết, nhưng nhất quyết không chịu đi bệnh xá. Tôi nghĩ lên đó cũng nằm chờ chết, chi bằng ở lại trại, nếu có gì còn có bạn bè giúp đỡ. Thế rồi không hiểu sao từ từ tôi khỏi được mặc dầu không có thuốc men gì thêm ngoài 1 viên B1 được cấp và ca nước cơm nhà bếp phát cho mỗi ngày. Qua khỏi cơn bệnh này, tôi có cảm tưởng như chết đi sống lại!

Còn một chuyện nữa liên quan tới vấn đề thiếu thốn thuốc men mà tôi còn nhớ. Khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A (tên chính thức là Trường Quản Huấn Khu A) thuộc tỉnh Tây Ninh. Có một ca mổ ruột thừa hi hữu mà tôi có dịp chứng kiến. Một anh trong trại bị đau ruột thừa đã đến thời kỳ nguy kịch. Các bác sĩ QLVNCH đang cải tạo trong trại kết luận nếu không mổ gấp thì anh ta sẽ chết. Tuy nhiên ở trại, thuốc men và dụng cụ gần như không có gì cả. Cuối cùng sau khi được phép ban chỉ huy trại. Các bác sĩ đã thực hiện ca mổ ngay lập tức trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ. Dụng cụ mổ là lưỡi dao lam. Kim chỉ may vết thương là kim chỉ thường dùng để may vá quần áo. Bông gòn, thuốc đỏ, trụ sinh và các thuốc chống đau nhức thì anh em tù cải tạo trong trại quyên góp. Vấn đề thiếu thốn quan trọng nhất là các bác sĩ không có thuốc mê hoặc thuốc tê nên đành phải mổ sống bệnh nhân! Thà liều còn có cơ hội cứu sống người bệnh. Sau khi nghe các bác sĩ giải thích về tình trạng nguy kịch của chứng bệnh cũng như hiểu rõ hoàn cảnh thiếu thốn lúc đó, bệnh nhân chấp nhận cho mổ.Tôi còn nhớ ca mổ hôm đó gồm 4 bác sĩ, hai y tá cũng là tù cải tạo trong trại. Rất tiếc không nhớ hết tên mấy vị này. Chỉ nhớ có hai bác sĩ tên Mỹ và Dân. (Nếu tôi nhớ không lầm thì bác sĩ Mỹ chuyên khoa về mắt, trước tháng 4-1975 có làm việc tại bệnh viện Bình Dân).

Chúng tôi ở bên ngoài đứng chung quanh các cửa sổ căn nhà dùng làm trạm xá theo dõi ca mổ đặc biệt này. Các bác sĩ giăng một cái mùng lớn ở giữa nhà và ca mổ được thực hiện trong mùng để tránh ruồi muỗi. Bệnh nhân bị cột tay chân thật chặt cho khỏi dảy dụa và miệng cắn chặt khăn. Đứng bên ngoài xem mà chúng tôi không khỏi rùng mình. Mặc dù bị cột chặt tay chân và có bốn người đè chặt, bệnh nhân vẫn ưỡn người dãy dụa và dù cắn chặt khăn, ở bên ngoài vẫn nghe rõ tiếng ú ớ rên la đau đớn khủng khiếp của người bệnh khốn khổ. Cuối cùng ca mổ hy hữu cũng thành công tốt đẹp và người bệnh được cứu sống. Không bao lâu sau khi hồi phục, anh này trốn trại. Không thấy anh bị bắt lại nên chúng tôi nghĩ anh đã trốn thoát.

Kể từ khi được vào "đại học cải tạo", tù cải tạo mới biết đến hai chữ “cải thiện” của Cách Mạng để chỉ sự trồng thêm, kiếm thêm thực phẩm… cho bữa ăn được khá hơn, đầy đủ hơn... Riêng đối với tù cải tạo thì hai chữ "cải thiện" này dần dần trở thành một cái gì quen thuộc hằng ngày, và việc "cải thiện" của tù cải tạo phải nói là đa hình đa dạng. Từ cóc, nhái, rắn rít, chuột, bò cạp… hễ bắt gặp được là tù cải tạo ăn tuốt hết.

Có những kỷ niệm tôi còn nhớ rất rõ, không biết nên liệt vào kỷ niệm vui hay buồn:

Khi còn ở Trảng Lớn, khu vực chúng tôi ở sát vành đai hàng rào. (Trước 1975 đơn vị pháo binh sư đoàn 25 bộ binh QLVNCH đóng tại đây). Dọc theo hàng rào là một giao thông hào lớn, bên dưới có nhiều chuột cống con nào con nấy to lớn, lông đen thui nhìn thấy sợ luôn. Có một anh làm bẫy bắt được một con chuột cống thật lớn và anh nói sẽ ăn thịt nó vì lâu quá rồi không được ăn miếng thịt nào. Ban đầu tưởng anh nói đùa, nhưng khi thấy anh nấu nước sôi trên lon guigoz rồi cạo lông nó, chúng tôi mới biết anh nói thật. Cả đám tù cải tạo xúm lại xem anh ta làm thịt con chuột. Ai nấy đều thấy ghê tởm vì trước đây chưa có người nào trong bọn ăn thịt chuột cống cả. Có người nói với anh: "Ăn tầm bậy tầm bạ coi chừng bị dịch hạch chết luôn đó.". Mọi người khuyên anh chàng bắt được chuột đừng ăn. Anh ta cứ tỉnh bơ vừa làm thịt con chuột vừa nói: "Tại mấy anh không biết chứ con chuột có bị dịch hạch hay không là do ở hai cục hạch nằm dưới hai nách con chuột. Lấy hai cục hạch đó ra thì khỏi còn sợ gì hết." Anh lấy dao lẻo ra hai cục hạch nhỏ ở dưới hai nách con chuột cống rồi đưa chúng tôi xem. Sau khi cạo lông và làm sạch sẽ, con chuột cống được thui lên vàng tươi trông hấp dẫn, ngon lành lắm. Anh lấy mỡ trong bụng của con chuột chiên nó lên. Mùi thơm bay ngào ngạt. Khỏi nói cũng biết anh ta đã thưởng thức bữa thịt chuột rô ti đó ngon lành như thế nào rồi! Thế là sau đó nhiều người bắt chước làm bẫy bắt chuột. Phong trào tự nguyện diệt chuột để "cải thiện" thêm cho bữa ăn hằng ngày của tù cải tạo bỗng dưng trở nên sôi nổi hẳn lên! Có người may mắn bắt được 2,3 con một ngày. Từ từ rồi chuột lớn, chuột nhỏ gì cũng bị bắt ăn thịt hết. Tù cải tạo lại trở về với cơm canh Cách Mạng như cũ! Thành thật mà nói, trong thời gian trong các trại tù cải tạo, tôi chưa bao giờ dám thử ăn thịt chuột cống dù cũng đói rã người và thèm có được một chút chất thịt lắm. Tuy không dám ăn, nhưng tôi hoàn toàn đồng tình và thấu hiểu được hoàn cảnh lúc đó với các bạn tù. Bây giờ nhớ lại giai đoạn đã qua, thấy cảm khái vô cùng. Đã có lúc thịt chuột cống trở thành một món ngon bổ dưỡng cho những người tù cải tạo!!

Từ khi đám tù cải tạo chúng tôi chuyển từ Trảng Lớn đến Đồng Pan, rồi từ nơi đây lại chuyển đến trại Cây Cầy A, chúng tôi được thăm nuôi gặp mặt mỗi tháng một lần. Với sự tiếp tế của gia đình, tình trạng có đỡ hơn lúc chưa được thăm nuôi, nhưng chúng tôi vẫn ở trong tình trạng thiếu thốn không đủ ăn. Đó là những người may mắn được gia đình thăm viếng, có thức ăn tiếp tế. Khỏi nói đến những anh em có gia đình ở xa hoặc gia đình khó khăn không đủ khả năng thăm nuôi hàng tháng thì chắc chắc là đói dài dài. Tiêu chuẩn của trại phát cho tù cải tạo trừ những ngày lễ lớn, hoặc Tết thì còn thấy chút váng mỡ và chút thịt bằng đầu ngón tay, ngoài ra thì chỉ toàn là rau nấu canh với tí muối hột… Khẩu phần ăn chính yếu cho mỗi người chỉ vào khoảng chén cơm hoặc một mẫu bánh hấp làm bằng bột mì… không đủ đâu vào đâu, lại phải lao động nặng nên đứa nào đứa nấy đói rã ruột. Để sinh tồn, đám tù cải tạo phải tìm bất cứ chất độn nào có thể kiếm được, chủ yếu để nhét vào dạ dày được càng nhiều càng tốt, và nhờ thế tạm đánh lừa cái đói. Mỗi khi đi vào rừng lao động, sau khi ra sức số gắng đạt đúng những "chỉ tiêu" được giao trong ngày, thì giờ hiếm hoi còn lại chúng tôi để ý tìm những cây cải trời, lá giang, lá bứa, đào những bụi sâm chỉ… những mụt măng non mang về thêm vào bữa ăn mà chủ yếu chất độn là chính yếu còn cơm chỉ là phụ, miễn làm sao có cảm giác lưng lửng bụng để có sức lao động tiếp. Do đó vấn đề “cải thiện” bên ngoài là một điều gần như tù cải tạo nào cũng làm. Ngoài ra ở trại, chúng tôi còn phải dành thì giờ rảnh trồng thêm rau, bầu bí mướp... ăn độn thêm. Tuy thế cái đói vẫn thường xuyên theo đuổi chúng tôi. Mỗi tối khi nằm ngủ, bụng đứa nào đứa nấy sôi rột rột trong đêm khuya nghe rất rõ. Đôi khi bụng sôi quá không ngủ được, người nào còn đường tán thì bẻ một tí nhấm nháp - lại đánh lừa bao tử - cho bụng đỡ sôi để dễ ngủ!

Cũng có những kỷ niệm vui vui về chuyện "cải thiện". Đôi khi chúng tôi cũng may mắn tìm được món ngon chứ không phải lúc nào cũng èo uột cả đâu:

Tôi còn nhớ khi mới chuyển trại đến Đồng Pan, lần đầu tiên chúng tôi đi chặt tre. Khi vào rừng tre, cả bọn rất vui mừng vì kiếm được nhiều mụt măng non. Thế là ngoài chỉ tiêu hai cây tre lớn cho mỗi người phải mang về ngày hôm đó, chúng tôi còn đeo nhiều "xâu" măng non lủng lẳng. Đường từ rừng tre về trại xa thăm thẳm, lại vác nặng, nhưng trong bụng đứa nào đứa nấy cũng vui vì có "chiến lợi phẩm". Sau đó chúng tôi chế biến thành đủ thứ món: Măng trộn gỏi (dĩ nhiên không có tôm thịt gì cả), măng luộc, canh măng… rồi đến măng ngâm chua hoặc phơi khô để dành ăn dần… Thôi thì bữa ăn nào cũng có măng độn vào. Nghe người ta nói ăn măng nhiều sẽ bị đau nhức mình mẩy… hoặc dễ bị sốt rét rừng hơn người không ăn(?). Cả đám tụi tôi cứ ăn tỉnh bơ, chỉ mong có gì nhét vào bao tử cho no là tốt rồi, những chuyện đau mình, đau mẩy thây kệ. Tính sau!

Cũng ở trại Đồng Pan này, những ngày đầu khi vào rừng đốn cây về làm doanh trại, có rất nhiều hố bom do B52 thả lúc trước và bây giờ trở thành những cái ao nhỏ. Chúng tôi phát giác có ếch, cóc, nhái, rắn, cá trong đó. Thế là đám tù chúng tôi bảo nhau làm lưỡi câu chế biến từ một sợi kẽm nhỏ hoặc từ một cây kim cúc. Mồi thì chỉ là những thứ vớ vẩn gì đó có thể kiếm được. Lúc đầu chúng rất dạn, cứ quăng cần câu một lúc là có thể câu dính được ếch nhái hoặc cá ngay. Những ngày đó phải nói là đại tiệc đối với chúng tôi. Nhưng rồi số lượng tù cải tạo quá đông, nhiều người câu quá, chúng trở nên nhát mồi và khó câu hơn. Chúng tôi lại phải đi lao động làm đúng chỉ tiêu nên đâu có thì giờ nhiều để đánh bắt. Do thế chúng tôi đan lợp, đặt bẫy... xong lấy cỏ che lại. Có dịp đi lao động ngang qua thì ghé thăm bẫy. Với cách này thỉnh thoảng cũng bắt được cá.

Hoặc có vài lần gặp may mắn, đi chặt tre hoặc cắt tranh ở rừng về qua những con suối tình cờ chúng tôi tìm được nguyên đám rau càng cua hoặc rau sam thật lớn mọc dưới chân các tảng đá dọc hai bên suối. Những hôm như vậy chúng tôi hay nói đùa là : "Hôm nay Trời đãi tụi mình". Thông thường khi đi lao động trong rừng, chúng tôi chia ra những nhóm nhỏ 2,3 người đi với nhau, vì thế những đám rau lớn đó không thể lấy hết một lần. Mỗi đứa cởi áo làm thành một cái bọc đựng đầy rau trong đó, còn lại tính "để dành" bữa khác tìm cách trở lại lấy nữa. Nhưng qua mấy hôm sau khi chúng tôi đến thì cả đám rau lớn hôm trước đã sạch bách hết không còn một cọng bởi những "đàn anh" tù cải tạo nào khác đi ngang qua "dớt" hết rồi.

Chế độ kềm chế tù nhân bằng bao tử của CS quả thật rất tàn nhẫn. Nó làm cho con người đôi khi trở nên hèn mòn chỉ vì một miếng ăn nhỏ. Kể từ khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A, vấn đề doanh trại và những dãy láng trại, nhà ở… đã được những tù cải tạo ở trước xây cất đâu đó nề nếp hết rồi. Nên khi chúng tôi chuyển đến trại này, việc lao động chủ yếu là trồng trọt, canh tác hoa màu. Chúng tôi phá rừng, khai hoang trồng lúa, bắp, khoai mì, bo bo, mía… phải nói là rộng bạt ngàn. Diện tích canh tác hoa màu ở trại này không biết bao nhiêu mà kể. Hoa lợi thu hoạch về rất nhiều nhưng chỉ bán cho bên ngoài. Tới mùa thu hoạch xe vận tải của nhà thầu bên ngoài ra vô nườm nượp chở lúa, khoai mì, bắp, mía… từ sáng tới tối liên tục ngày này qua ngày khác cả mấy tuần lễ mới hết. Chúng tôi làm quần quật trên những cánh đồng này từ mờ sáng. Khai thác xong, khuân vác đến cân đo đong đếm rồi chất lên xe để nhà thầu chở đi. Hoa màu thì đầy dẫy vào những mùa thu hoạch như thế mà không được cho ăn no. Mỗi ngày cũng vẫn chỉ được phát với tiêu chuẩn ăn "chết đói" lưng một chén cơm. Do thế không đứa nào là không bẻ trộm bắp, khoai mì ăn thêm cả. Nhớ lại giai đoạn đó quả thật con người của chúng tôi đã đi đến chỗ bần cùng, thê thảm chưa từng có! Chính tự tay chúng tôi khai hoang, trồng xới, từ lúc miếng đất còn là một cánh rừng cho đến khi thu hoạch, thế rồi cũng chính chúng tôi đi bẻ trộm những hoa màu đó ăn cho đỡ đói. Nếu bị bắt được thì bị phạt cùm giò nhốt vào connex nửa tháng. Đúng là khôi hài không tả nỗi. Tuy nhiên dù có bị kỷ luật, hù doạ… chúng tôi vẫn cứ phải bẻ trộm bắp, nhổ khoai mì để ăn chứ đứa nào đứa nấy đói lả ra, lấy sức đâu mà lao động!

Những lúc thu hoạch khoai mì hoặc bắp trên cả một cánh đồng thật rộng lớn, đám tù cải tạo chúng tôi được phân chia khu vực cho mỗi tổ, giăng hàng ngang và cứ thế tiến lên thu hoạch . Chúng tôi được giao chỉ tiêu vừa nhổ khoai mì, bẻ lấy củ gom lại thành đống lớn để chiều xe vận tải tới cân và chở đi. Tổ nào không làm đúng số lượng đã được giao thì tối về bị phê bình kiểm điểm tới khuya… Chỉ tiêu đưa ra là con số phải làm cật lực mới có thể đạt được. Bụng thì đói meo mà làm nặng nhọc như vậy thì chịu sao nổi. Do đó trong khi làm việc chúng tôi cử ra một người lén nướng khoai mì hoặc bắp cho các anh em trong tổ cùng ăn. Khổ nỗi khi khoai mì, bắp nướng lên sẽ có mùi thơm lan ra. Hôm nào không có cán bộ quản giáo và các vệ binh ở gần thì chúng tôi còn nướng ăn đàng hoàng được. Nhưng hôm nào có đám cán bộ canh chừng, đốc thúc chúng tôi làm cho nhanh thì không thể nướng lên được. Những bữa như vậy, chúng tôi chỉ biết dấu vào bọc áo, chiều tối về trại luộc ăn. Nếu có ai đói quá thì đành phải vừa làm vừa nhai khoai mì sống cho đỡ đói. Còn bắp thì là bắp khô không ăn sống được vì hột cứng quá thì khi nghỉ giải lao, chúng tôi lén lảy hột đựng vào bình đựng nước để chiều mang về trại. Chúng tôi vẫn làm như vậy. Nhưng một hôm có một anh đang làm ở đội gần bên ăn khoai mì sống nhiều quá, gặp lúc trời nắng như đổ lửa nên bị "say" nắng (hoặc "say" khoai mì sống chúng tôi cũng không rõ). Anh ta giãy tê tê, miệng sùi bọt mép với chất nhựa trắng của khoai mì ra đầy hết cả. Các bạn anh hoảng hồn, phải dìu anh núp vào chỗ mát. Lấy nước rửa chất sữa trắng khoai mì trên miệng và quần áo để phi tang và báo cán bộ là anh ta bị bệnh. Một người được cử ra cạo gió cho anh, nhìn tướng anh lúc đó rất thê thảm. Vậy mà qua hôm sau đi lao động, lại thấy anh ta tiếp tục nhai khoai mì sống ngon lành.

Tù cải tạo hái rau cải hoang, bẻ măng rừng, cóc nhái, rắn rết… ăn thì không sao. Nhưng rủi mà bị cán bộ quản giáo bắt quả tang lúc đang "cải thiện" khoai mì, bắp, mía… thì tối đến khi về trại, thế nào cũng có màn kiểm điểm ở trong tổ cho đến thật khuya. Cái khốn nạn của màn kiểm điểm này là cán bộ quản giáo bắt buộc các anh em trong tổ từng người phải có ý kiến phê phán, lên án hành động "trộm cắp" của anh tù nào xui bị bắt gặp. Nhưng có tù cải tạo nào mà không phạm cùng một tội đâu!! Cho nên những buổi kiểm điểm tố khổ như vậy chẳng qua chỉ là những trò hề. Nhưng đau đớn thay, chính chúng tôi là những con rối trong trò hề đó. Người bị bắt gặp bẻ trộm hoa màu sau đó còn bị phạt nhốt connex nửa tháng. Trong thời gian bị phạt, khẩu phần ăn bị cắt phân nữa. Những bạn tù mỗi khi đi lao động ngang qua connex, nếu canh không có vệ binh hoặc cán bộ ở gần thì lén quăng vội vào cho bạn mình một củ khoai, hoặc chút ít thực phẩm gì giúp cho anh ta đỡ đói. Khi được thả ra sau nửa tháng ngồi connex, có người phải nhờ bạn bè dìu về trại chứ đi một mình không nỗi nữa.

Cứ thế đám tù cải tạo khốn khổ lây lất sống từ trại này qua trại khác với hy vọng thật mong manh của một ngày đoàn tụ không ai biết trước được.

Trải qua bao nhiêu năm, những khi hồi tưởng lại hoặc có dịp ngồi ôn lại với bạn bè cùng chung cảnh ngộ trước đây. Tôi không khỏi cảm khái. Những hình ảnh cũ trong giai đoạn tủi nhục vẫn còn in rất rõ trong tâm trí tôi cũng như của biết bao người tù cải tạo khác. Còn rất nhiều những kỷ niệm chua xót trong thời gian ở trại tập trung cải tạo mà tôi tin chắc rằng những ai đã trải qua khó lòng có thể quên được. Bài viết này chỉ ghi lại một vài hình ảnh nhỏ mà thôi.

Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, tháng Tư 2007

Thursday, November 15, 2007

Binh Chủng Truyền Tin


Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
BINH CHỦNG TRUYỀN TIN

Tiểu sử:
Binh chủng Truyền Tin được thành lập cùng với QLVNCH kể từ khi Quốc Gia Việt nam được Pháp trả một phần độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, để bảo vệ lảnh thổ quốc gia đương đầu với bộ đội kháng chiến do Cộng sản Quốc Tế yểm trợ .
Hồi đó, vị Tổng Tham Mưu trưởng được chỉ định là một vị tướng lảnh trong quân đội Pháp biệt phái sang quân đội Việt nam Cộng Hòa, vì vậy vị Chỉ huy trưởng Viễn Thông củng là một sỉ quan cao cấp trong quân đội viễn chinh Pháp tại Ðông Dương. Các vị Chỉ huy trưởng trực thuộc củng như các đơn vị trưởng đều là người Pháp ; đa số sĩ quan Truyền tin VN được đào tạo trong nước, ngoại trừ một số nhỏ được chọn lọc gởi đi học tại trường Truyền Tin Montargis .
Mãi cho đến khi người Pháp rút khỏi Ðông Dương và trao trả trọn vẹn chủ quyền lại cho VN, nền Ðệ Nhất Cộng Hòa được thành lập và canh tân lại Quân Ðội Việt Nam, binh chủng Truyền Tin mới thật sự do người VN chỉ huy . Từ đó hầu hết các sĩ quan Truyền Tin được gởi đi Hoa Kỳ tu nghiệp để làm nồng cốt cho việc tổ chức lại hệ thống Truyền Tin theo quân đội Hoa Kỳ .

Nhiệm Vu:
Binh chủng Truyền Tin cung cấp phương tiện liên lạc nhanh chóng, liên tục và cẩn mật cho QLVNCH về diện địa cũng như về chiến thuật giửa các đơn vị lưu động và các Bộ Tư Lệnh Hành Quân .
Thánh tổ Truyền Tin là là một vị Ðại thần nhà Lê, ông Trần nguyên Hãn. là người đả dung chim bồ câu để thông tin từ đơn vị hành quân về hậu cứ; vì vậy chim Bồ Câu được tiêu biểu cho Binh chủng Truyền Tin .

Tổ chức:
Ạ .Binh chủng Truyền Tin hồi thời Pháp được thành lập và tổ chức như sau :
1. Thành phần lảnh thổ:
a .Tại Trung ương : BCH Viển Thông QÐVNCH, trực thuộc Bộ TTM/QÐVNCH
-Phòng Mật Mả Trung Ương, trực thuộc BCH VT
-Trung tâm Truyền Tin TTM, trực thuộc BCHVT
-Cơ sở Vật Liệu Truyền Tin (ECMT)
-Trưòng Truyền Tin (tại Liên trường Võ khoa Thủ Ðức)

b. Tại Quân Khu : Bộ chỉ huy Viển Thông Quân Khu I, II, III & IV
trực thuộc BTK/QK
-Ðại đội Truyền Tin địa phương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
-TTHL Truyền Tin (CITT 1, 2, 3, 4)
-Kho Vật Liệu Truyền Tin địa phương (ERMT 1, 2, 3, 4)

c. Tại Tiểu Khu: Phòng Truyền Tin Tiểu Khu trưc thuộc Tiểu Khu,
Biệt đội Truyền Tin Tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng
a . Lữ đoàn Lưu Ðộng: Ðơn vị Truyền Tin Lữ đoàn Lưu Ðộng 1, 2 v.v…
-Biệt đội Truyền Tin Lưu Ðộng 1, 2 v.v…
b. Chiến dịch : Ðội Truyền Tin Chiến dịch/Hành quân .
B. Một biến cố lịch sữ có ảnh hưởng sâu rộng tới Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đồng thời dẫn đến việc tái bố trí lực lượng để đối phó với tình hình quân sự mói đó là trận Điện Biên Phủ đua tới hiệp định Genève và chia đôi mlãnh thổ Việt Nam theo Vĩ Tuyến 17, dọc sông Bến Hải. Toàn thể lực lượng đồn trú tại Quân Khu 3 và một phần tại Quân Khu 2 đềi phải rút về phía nam Vĩ Tuyến chia đôi đất nước. Binh Chủng truyền tin một lần nữa tổ chức lại để yễm trợ đắc lực cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời tiếp thu chủ quyền trước khi quân đội Viễn Chinh Pháp rút khỏi Đông dương.

1. Thành phần Lảnh Thổ :
a . Tại Trung Ương : Bộ chị huy Viển Thông QÐVNCH trực thuộc
Bộ TTM/QÐVNCH
-Phòng Mật Mả Trung Ương
-Tiểu đoàn 1 Truyền Tin
-Ðại đội 1 Khai Thác Truyền Tin
-Ðại đội 1 Siêu tần số
-Tiểu Nha Vật Liệu Truyền Tin (sau đổi ra Sở Vật Liệu Truyền Tin)
-Ðại đội 1 Tồn Trử trung ương(sau sát nhập lại và đổi ra ..)
-Ðại đội 1 Sửa Chửa trung ương (Tiểu đoàn 1 Tiếp Vận trung ương)
-Trường Truyền Tin Vủng Tàu

b .Tại Quân Khu :Bộ chỉ huy Viển Thông Quân Khu Thủ Ðô 1, 2, 3, 4,
trực thuộc BTL/QK
-Ðại đội Truyền Tin Ðịa Phương 1, 2, 3, 4, 5
-Ðại đội Khai Thác Truyền Tin
-Ðại đội Tồn Trử Ðịa Phương

c. Tại Tiểu Khu :Phòng Truyền Tin Tiểu Khu, trực thuộc Tiểu Khu,
Biệt đội Truyền Tin Tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng :
a . Sư dơàn Dả Chiến
-Phòng Truyền Tin SÐC 1, 2, 4, 5, 7
-Ðại đôi Truyền Tin SÐC 1, 2, 4, 5, 7

b. Sư đoàn Khinh Chiến:
-Phòng Truyền Tin SDKC 11, 12, 13, 14, 15, 16
-Ðại đội Truyền Tin SÐKC 12, 13, 14, 15, 16

c. Ðơn vị Trừ bị :
-Phòng Truyền Tin Binh chủng Nhảy Dù
-Ðại đội Truyền Tin Lử đoàn Nhảy Dù
-Phòng Truyền Tin Binh chủng TQLC
-Ðại đội Truyền Tin Liên đoàn TQLC
-Phòng Truyền Tin Binh chủng Biệt Ðộng Quân
-Ðại đội Truyền tin BÐQ

C. Cho đến khi cường độ chiến tranh lên tới cực điểm là lúc quân lực Hoa Kỳ tham chiến sau ngày cách mạng 1-11-63. binh chủng Truyền Tin lại canh tân một lần nửa để có thể làm việc song hành với ngành Truyền Tin của quân đội Ðồng Minh, đồng thời yểm trợ cho một đội quân trên 1 triệu người phối trí trên 4 vùng Chiến thuật .Bộ chỉ huy Viển Thông QÐVNCH được tổ chứa lại thành Phòng 6/TTM và Cục Truyền Tin .P6/TTM phối hợp với P.6 Không quân và P.6 Hải quân ;Cục Truyền Tin phụ trách Lục quân và Tiếp vận . Tổ chức Truyền Tin tăng trưởng như sau, kể cả các cơ sở và hệ thống do Hoa Kỳ giao lại :
1. Thành phần Lảnh Thổ :
ạ . Tại Trung Ương :
-Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu
-Cơ Quan Quản Trị Viển Liên (CMA)
-Cục Truyền Tin
-Liên đoàn 65 Truyền Tin
-Căn cứ 60 Tiếp Vận Truyền Tin
-Cơ sở Yểm Trợ vật Dụng Viển Liên (AMSF)
-Trường Truyền Tin Vủng Tàu

b. Tại Vùng Chiến Thuật :
-Phòng 6 Vùng chiến Thuật 1, 2, 3, 4
-Tiểu đoàn 610 Truyền Tin
-Liên đoàn Khai Thác Truyền Tin Ðịa Diện 65, 66, 67
-Tiểu đoàn Yểm Trợ Truyền Tin (thuộc Liên đoàn Tiếp Vận)

c. Tại Tiểu Khu
-Phòng Truyền Tin Tiểu Khu
-Biệt đội truyền Tin tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng :
a . Sư đoàn Bộ binh :
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn 1, 2, 4, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 23, 25
-Tiếu đoàn Truyền Tin SÐBB

b. Ðơn vị Trừ bị :
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn Nhảy dù
-Tiểu đoàn Truyền Tin Sư đoàn Dù
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn TQLC
-Tiếu đoàn Truyền Tin Sư doàn TQLC
-Phòng Truyền Tin Biệt Động Quân
-Ðại đội Truyền Tin Biệt Động Quân
HỆ THỐNG :
A) Khai Thác: Từ ngày thành lập tổ chức khai thác theo hệ thống cuả Quân Đội Viễn Chinh Pháp, cấu tạo theo trục truyền tin từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Lệnh hành quân các cấp đều được ban hành theo phương pháp nầy. Phòng khai thác bộ chỉ huy viễn thông là đẩu não của Lệnh Tổng Quát truyền tin, các lệnh căn bản và đặc lệnh truyền tin. Maĩ cho đến khi quân đội Viẽn Chinh pháp rút lui. Binh Chủng truyền tin mới bắt đầu tổ chức lại hệ thống theo diện địa, đa trục, đa mạch, đa năng như quân đội Hoa Kỳ. Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu phối hợp hệ thống khai thác của các Quân Chủng Hải Lục Không Quân thành một khối duy nhất.

B) Kỷ thuật: Vô tuyến điện thoại và điện tín dung tần số AM là phương tiện chính từ Trung Ương cho tới Ðịa phương, dùng mật mả Carte SLIDEX để bảo mật . Ðiện thoại chỉ giới hạn tại các địa phương an ninh như thành phố, quận lỵ, tính lỵ mà thôi . Ðến năm 1957 điện thoại tự động được thiết lập tại Sàigòn với 4 Tổng đài Cộng Hòa, Cường Ðể, Công Tâm và Công Lý .Các đơn vị hành quân dùng các máy lưu động thuộc tầng số AM hoặc FM và điện thoại với dây dả chiến nối vào các tổng đài nho 12 hay 24 đường dây. Cho đến cuối thập niên 50 mới được viện trợ máy giai tần đơn (SSB) dung cho vô tuyến viển thoại và máy siêu tầng số .Khi quân đội Hoa Kỳ sang tham chiến thiết lập hệ thống cố định như đài Viển thông Liên Kết (ICS) dùng tần số truyền sóng xuyên chân trời (troposheric propagation) , tổng đài Tan dem. Đài giây cáp ngầm đại dương tại Ðà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang và Vủng Tàu để liên lạc giửa VN với Honolulu và Satahip . Ðó là chưa kể các máy móc khác như sensors dung trong chiến tranh điện tử .Sau Hiệp Ðịnh Paris 1973 quân đội Hoa Kỳ rút về nước đả để lại tất cả các hệ thống kỷ thuật nói trên cho Binh chủng Truyền Tin QLVNCH .

C. Tiếp Vận :
Tất cả các dịch vụ tiếp liệu và sửa chửa các vật dụng truyền tin trong quân đội dù trong Binh chủng hay thuộc Binh đoàn đều do Tiểu Nha Vật Liệu Truyền Tin, sau nầy là Cục Truyền Tin đảm trách .Hệ thống tiếp vận truyền tin được ấn định từ trên xuống dưới và từ đơn vị yểm trợ tới đơn vị được yểm trợ .Vì vậy máy móc truyền tin của đơn vị hành quân được các Biệt đội Yểm Trợ sửa chửa hoặc thay thế ngoài trận địa tới cấp 3, cấp 4 được đưa về Tiểu đoàn Yểm Trợ và cấp 5 được đưa về Căn Cứ 60 Tiếp vận Truyền Tin tân trang lại .

Kết luận :
Binh chủng Truyền Tin đả trưởng thành trong khói lửa chiến tranh từ giai đoạn sơ khai cho đến ngày trở thành binh chủng tân tiến như Binh Chủng Truyền Tin quân đội Hoa Hỳ đó là nhờ sự cố gắn và tinh thần cầu tiến của các quân nhân các cấp đả dày công học hỏi, trao dồi kỷ thuật, tôn trọng kỷ luật của QLVNCH .Trong suốt thời kỳ chiến tranh dành Ðộc Lập và bảo vệ Tự Do cho miềm Nam VN, Binh chủng Truyền Tin đả cung cấp hệ thống thông tin liên lạc hửu hiệu cho QLVNCH trong chiến dịch Hạ Lào, Mùa Hè đỏ lửa, trong chiến thắng Quảng Trị, An Lộc …; tất cả chúng ta đều hảnh diện là quân nhân phục vụ trong Binh chủng Truyền Tin, hậu thân của một Trần nguyên Hản, đại thần nhà Tiền Lê nước Việt .

(1) Vì không có tài liệu tham khảo, tài liệu nầy được viết dựa vào trí nhớ của một số sỉ quan cao cấp BCTT .Nếu có điều chi cần bổ túc xin gởi về :

Hội Ái Hửu Binh Chủng Truyền Tin
11212 Faye Ave .
Garden Grove, CA 92840

hoặc liên lạc Hội Cựu Chiến Sỉ

Wednesday, November 14, 2007

Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa



Sơ lược tiểu sử
BINH CHỦNG NHẢY DÙ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trong thời kỳ từ 1946-1954, vì nhu cầu chiến trường, các đơn vị Nhảy Dù VN lần lược được thành lập :tại miền Nam các Tiếu đoàn 1 & 6, tại miền Bắc các Tiếu đoàn 3,5 và 7, tuy nhiên phần đông các cấp chỉ huy đều là người Pháp .

-Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù được thành lập ngày 1-8-51 tại Chí Hoà, Sàigòn .

-Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập ngày 1-9-52 tại trường Bưởi Hà nội .

-Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù được thành lập năm 1953 trú đóng tại Bạch Mai, Hà nội.

-Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù được thành lập ngày 1-3-54 tại Tân sơn Nhì, Gia định .
Thiếu tá Ðổ cao Trí là vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên .

Ngày 20-7-54 Hiệp định Gevève chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, nên các Tiếu đoàn 3, 5 và 7 Nhảy Dù được di chuyển vào miền Nam .Riêng Tiểu đòan 5 Nhảy Dù di chuyển vào Ðà Nẳng đến tháng 10/54 mới di chuyển vào Nha Trang .
Vì nhu cầu, Tiểu đoàn 7 Dù được giải tán để lấy quân số bổ sung cho Tiểu đoàn 5 Dù và Bộ Chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù Việt Nam .
Ngày 29-9-54 quân đội Pháp chính thức bàn giao Chiến đòan 3 Nhảy Dù (G.A.P.3) cho việt nam và kể từ ngày đó Liên Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập do Thiếu tá Ðộ cao Trí, là vị tư lệnh đầu tiên, cùng các Tiếu đoàn trưởng đầu tiên của các đơn vị :

-Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù do Ðại úy Vủ quang Tài làm Tiểu đoàn trưởng.

-Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù do Ðại úy Phan trọng Chinh làm Tiểu đoàn trưởng.

-Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Ðại úy Nguyển chánh Thi làm Tiểu đoàn trưởng .
(khi Pháp bàn giao Tiếu đoàn 5 ND thì Trung úy Nguyển văn Viên được chỉ
định tạm thời nhận Tiểu đoàn .Sau đó Ðại úy Nguyển chánh Thi về nắm Tiểu
đoàn khi Tiểu đoàn còn đang hành quân dẹp Bình Xuyên tại Sàigòn, Chợ lớn).

-Tiếu đoàn 6 Nhảy Dù do Thiếu tá Ðổ cao Trí làm Tiểu đoàn trưởng .Khi T/tá Trí
lên nắm chức vụ Chỉ huy trưởng Liên Ðoàn Nhảy Dù VN thì Ðại úy Thạch Con
được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 ND . Khi dẹp song Bình Xuyên
Tiểu đoàn 6 ND được chỉ huy bởi Ðại úy Nguyển văn Viên từ Tiểu đoàn 5 .

Thủ tướng Chính phủ quyết định thống nhất các Giáo phái và lực lượng Bình Xuyên, để có đủ sức mạnh hầu đương đầu với CS Bắc Việt nhưng quân Bình Xuyên chống lại quyết định nầy . Ngày 30-3-55, quân Bình Xuyên dùng súng cối pháo kích vào dinh Ðộc Lập .Vì vậy Liên đoàn Nhảy Dù được lệnh di chuyển, nên 2 Tiểu đoàn 3 và 5 ND đả từ Nha Trang vào Sàigòn để bảo vệ thủ đô .
Ngày 30-4-55 , quân Bình Xuyên tấn công Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia . Ðến trưa cùng ngày, LÐ Nhảy Dù được lệnh phản công do T/tá Ðổ cao Trí chỉ huy .Liên đoàn đả chiến đấu 4 ngày và đả đánh bật quân Bình Xuyên ra khỏi Sàigòn, Chợ Lớn và tiếp tục truy nả tiêu diệt toàn bộ các đội quân nầy tại Rừng Sát .

- Tiểu đoàn Trợ chiến được thành lập gồm có các đơn vị :
-Ðại đội sung cối
-Ðại đội Truyền tin
-Ðại đội Công binh
-Ðại đội Hành chánh Yểm trợ
-Ðại đội Kỷ thuật : TTHL Nhảy Dù, Chi đội Tiếp tế & Liên đội gấp Dù và
bảo quản Dù .
Ngoài ra Liên đoàn Nhảy Dù còn có TTHL Quân sự tại trại Hoàng hoa Thám và TTHL Doản Vỏ . Tiểu đoàn Trợ chiến nầy do Ðại úy Nguyển thọ Lập làm Tiểu đoàn trưởng .

Năm 1956, Tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù được thay thế bởi Trung tá Nguyển chánh Thi.
Ngày 11-11-1960, Ðại tá nguyển chánh Thi làm cuộc đảo chánh bất thành nên đả đi tị nạn chính trị tại Cao Miên .Trung Tá Cao văn Viên được cử làm Tư lệnh Lử đoàn Nhảy Dù .

Ðầu năm 1961, Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được thành lập tại Biên Hòa do Ðại úy Ngô xuân Nghị làm Tiểu đoàn trưởng .

Năm 1962, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập do Thiếu tá Trương quang Ân làn Tiểu đoàn trưởng , đồng thời Chiến đoàn I và Chiến đoàn II được thành lập .

Chiến đoàn I Dù do Thiếu tá Dư quốc Ðống làm Chiến đoàn trưởng
Chiến đoàn II Dù do Thiếu tá Ðổ kế Giai làm Chiến đoàn trưởng

-Năm 1964, Tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù được thay thế bởi Trung tá Dư quốc Ðống.

-Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù được thành lập năm 1965 do Thiếu tá Lê quang Lưõng
làm Tiểu đoàn trưởng.

-Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù được thành lập năm 1966 do Thiếu tá Lê văn Huệ làm
Tiểu đoàn trưởng.

Vì nhu cầu chiến trường củng như hiện đại hóa quân đội Việt nam Cộng Hòa , ngày 1-12-1965 Lử đoàn Nhảy Dù được nâng cấp lên thành Sư đoàn Nhảy Dù theo cấp số các đơn vị sau đây được thành lập :

-Tiểu đoàn Pháo binh Dù được thành lập do Thiếu tá Huỳnh phi Long làm Tiểu đoàn trưởng .

- Tiểu đoàn Quân Y Dù được thành lập do Y sỉ Thiếu tá Hoàng cơ Lân làm Tiểu đoàn trưởng .

T ừ năm 1965-1967, Chiến đoàn I Dù được thay thế bởi Trung tá Bùi kim Kha, sau đó Trung tá Hồ trung Hậu được thay thế làm Chiến đoàn trưởng, Tr/tá Bùi kim Kha nhận nhiệm vụ khác .

-Chiến đoàn II Dù do Trung tá Ngô Xuân Nghị làm Chiến đoàn trưởng
-Chiến đoàn III Dù do Trung tá Nguyễn khoa Nam làm Chiến đoàn trưởng

- Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được thành lập năm 1967 do Thiếu tá Nguyển viết Cần làm
Tiểu đoàn trưởng.

-Bộ chỉ huy Pháo binh Dù do Thiếu tá Huỳnh phi Long đảm trách .

- Tiểu đoàn 2 Pháo binh Dù do Thiếu tá Nguyển văn Tường làm
Tiểu đoàn trưởng.

- Ðại đội 1 Trinh sát Dù do Thiếu tá Trần hoài Châu làm Ðại đội trưởng

- Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù thành lập năm 1969 do Thiếu tá Bùi văn Châu làm
Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn Công binh Nhảy Dù do Thiếu tá Vương đình Thuyết làm
Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn Truyền tin Nhảy Dù do Thiếu tá Tôn thất Hiếu làm
Tiểu đoàn trưởng.

-Ðại đội 2 Trinh sát Dù do Trung úy Nguyển văn Thanh làm Ðại đội trưởng

Ngoài ra các phân đội như : Tác chiến điện tử, Kỷ thuật củng được thành lập do Ðại úy Trương Dưỡng làm Ðại đội trưởng .

Năm 1973, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù được thay thế bởi Chuẩn tướng Lê quang Lưỡng.

Ðể đáp ứng nhu cầu chiến trường Càng ngày càng khốc liệt, Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh thành lập Lử đoàn IV do Trung tá Lê minh Ngọc là Lữ đoàn trưởng .
Lử đoàn IV gồm có :

-Tiểu đoàn 12 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn văn Nghiêm làm Tiểu đoàn trưởng

-Tiểu đoàn 14 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyển đức Tâm làm Tiểu đoàn trưởng

-Tiểu đoàn 15 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyển văn Phú làm Tiểu đoàn trưởng

Lử đoàn IV Nhảy Dù đả nhận đầy đủ cấp số và đang nhận trách nhiệm trấn giử an ninh vòng đai thủ đô .
Lử đoàn V chuẩn bị thành hình gồm có các Tiểu đoàn 16, 17 & 18 Nhảy Dù chỉ mới thành lập được Bộ chỉ huy Tiểu đòan .
Tiểu đoàn 16 & 18 do Thiếu tá Phạm kim Bằng kiêm nhiệm chức Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 17 do Thiếu tá Hồng Thu đảm trách .
Kể từ những năm đầu tiên khi thành lập những đơn vị Nhảy Dù Việt nam cho đến ngày 30-4-75, Sư Ðoàn Nhảy Dù là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của Quân độiVNCH. Với những chiến công lừng lẩy trong quân sử QLVNCH, Sư đoàn Nhảy Dù vẩn luôn luôn là lực lượng tiên phong trong những trận đánh lớn, khi giải tỏa áp lực địch, lúc thì giáng những đòn trí mạng lên đầu địch quân để giải quyết mau lẹ chiến trường .
Các Tiểu đoàn 1, 3, 5 & 7 Nhảy Dù là những đơn vị đầu đàn của SÐND . Ngay từ đầu thập niên 50, các Tiểu đoàn nầy đả từng làm địch quân cộng sản khiếp sợ trên các chiến trường Ðông Dương nhất là tại Lào và VN : Sô Nô-Bản “Yên siêu”-Hoà Bình -Ðiện biên Phủ …với những chiến tích đi vào quân sử , cho nên các Tiểu đoàn 1, 3, 5 là những đơn vị đả từng được tuyên dương công trạng trước Sư đoàn không dưới 15 lần và được mang dây Biểu chương màu tam hợp từ năm 1968 . Riêng con chim đầu đàn TÐ 1 Nhảy Dù trên hiệu kỳ Tiểu đoàn được gắn lên Ðệ Ngủ đằng Bảo Quốc Quân Chương năm 1961 và kỳ hiệu của các Tiểu đoàn 2, 6, 7, 8, 9 & 11 củng đả được tuyên dương công trạng không dưới 7 lần .
Với những chiến công, những thành tích của các đứa con của mình (các Lử đoàn và các Tiểu đoàn trực thuộc Sư đoàn) SÐND Việt nam củng được tuyên dương công trạng trước quân đội rất nhiều lần và trên Hiệu kỳ của Sư đòan củng đả lấp lánh giải băng Bảo Quốc Quân Chương và Anh Dũng Bội Tinh với hàng dây nhành dương liểu .
Ngoài ra Sư doàn củng đả từng tăng phái các Lử đoàn hoặc Tiểu đoàn hành quân phối hợp với các đơn vị đồng minh như Ðại Hàn, Úc, Thái Lan, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ .., sau đó củng nhận những giải băng tuyên dương do chính phủ các nước đồng minh trao tặng trên Hiệu kỳ .
Sư doàn Nhảy Dù đả từng được chỉ huy bởi các tướng lảnh nổi danh trong quân đội
VNCH lần lượt như sau :
-Cố Ðại tướng Ðổ cao Trí
-Cố Trung tướng Nguyển chánh Thi
-Ðại tướng Cao văn Viên
-Trung tướng Dư quốc Ðống
-Chuẩn tướng Lê quang Lưỡng
Là một đơn vị Tổng Trừ Bị kỳ cựu của Quân đội VNCH nên có các tướng lảnh đả từng phục vụ trong đơn vị khi còn là sỉ quan cấp Úy, cấp Tá như :
Trung tướng Nguyện văn Vỉ, Ðại tướng Nguyển Khánh, Trung tướng Phan trọng Chinh, Trung tướng Nguyển văn Minh, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Thiếu tướng Ðổ kế Giai, Thiếu tướng Nguyển khoa Nam, Thiếu tướng Phạm văn Phú, Thiếu tướng Trương quang Ân, Chuẩn tướng Hồ trung Hậu, Chuẩn tướng Vủ văn Giai, Chuẩn tướng Trần quốc Lịch và Chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ .
Và còn rất nhiều các sỉ quan cấp úy, cấp tá và các quân nhân các cấp đả từng đội chiếc nón Ðỏ trong lúc tuổi thanh xuân khi bước sang tuổi trung niên đả được thuyên chuyển đi khắp nơi trên khắp mọi miền đất nước , củng như nhận giử nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền như Tỉnh trưởng, Quận trưởng …
Trong suốt cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm (1955-1975) đoàn quân Nhảy Dù được mệnh danh Thiên Thần Mủ Ðỏ đả xông pha trên khắp nẻo đường đất nước .Nơi đâu có bóng dáng quân thù là nơi đó có bước chân của người lính Nhảy Dù .Các chiến sỉ Nhảy Dù đả chiến đấu thật anh dũng và đạ ghi lại biết bao chiến công hiển hách .Xương máu của các chiến sỉ Nhảy Dù đả trải dài trên khắp đoạn đường đi qua .Biết bao chiến sỉ Mủ Ðỏ đả hy sinh cho lý tưởng tự do .Những hy sinh xương máu đó đả chứng minh lòng thành sắt son cùng tổ quốc và dân tộc .Nhưng đau đớn thay, biến cố ngày 30-4-75 đả khiến Sư đoàn Nhảy Dù cùng toàn thể QLVNCH bị bức tử và miền Nam Việt nam bắt đầu những chuổi ngày dài đau thương và bi thảm nhất trong lịch sử cận đại .

Gia đình Mủ Ðỏ Orange County & vùng Phụ cận

Truong Vo Bi Quoc Gia Viet Nam


Tóm tắt lịch sử
Trường VỎ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Lịch sử của Trường VBQGVN là lịch sử của một thực tế gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc , lịch sử của chiến tranh Việt nam nói chung và dòng Quân sử Việt nói riêng . Cách nay 44 năm, năm 1945 vào khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vở toàn diện của phe Trục, người dân VN vẩn âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình . Công cuộc đấu tranh nầy đả đem lại thành quả đầu tiên qua Hiệp ước Vinh Hạ Long năm 1948, theo đó người Pháp công nhận một nước Việt nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp .
Củng trong năm ấy, một Quân Ðội Quốc Gia được thành hình, nhưng vẩn nằm trong sự chi phối của người Pháp .Vừa tranh đấu với ngoại bang, vừa chống trả lại với những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng sản quốc tế mà đại diện là Hồ chí Minh . Chính phủ lúc bấy giờ đả cho thành lập một trường Sỉ quan Hiện Dịch nhầm đào tạo cán bộ nồng cốt cho quân đội . Trường Sỉ quan Ðập Ðá là trường Sỉ quan đầu tiên được xây cất tại Huế bên cạnh dòng sông Hương .Sau hai năm, Trường Sỉ quan Ðập Ðá đưọc di chuyển về Ðàlạt vì nơi đây có đầy đủ điều kiện về khí hậu và sân, bải huấn luyện để rèn luyện cán bộ sỉ quan thích ứng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu .Trường được cải tổ toàn diện và được đổi danh thành TRƯỜNG VỎ BỊ LIÊN QUÂN ÐÀLẠT .
Năm 1955, Thủ tướng Ngô đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng quốc gia và khai sinh nền Ðệ Nhất Cộng Hòa .Quân đội Quốc gia với tòan vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa .Trường Vỏ Bỉ Ðà Lạt củng nằm trong khuôn khổ đó và một lần nửa được cải danh thành TRƯỜNG VỎ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM (TVBQGVN) do sắc luật 1960 của Cố Tổng Thống Ngô đình Diệm . Ông củng là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách Hồ Than Thở không xa . Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạ sỉ quan của trường Vỏ bị West Point Hoa Kỳ, TVBQGVN có trách nhiệm đào tạo các cán bộ ưu tú cho quân đội gồm cả Hải-Lục-Không quân ; có khả năng chỉ huy ổn định bờ cỏi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc đại học để kiến tạo quê hương trong thời bình . Các ứng viên muốn gia nhập vào TVBQGVN phải có bằng Tú tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát .Chương trình học mổi năm được chia làm 2 mùa : mùa nắng học quân sự, mùa mưa học văn hóa .Về quân sự, các Sinh viên sỉ quan (SVSQ) được huấn luyện chiến thuật từ cấp Trung đội đến Tiểu đòan và các cuộc hành quân liên binh .Về văn hóa, SVSQ được dạy chương trình bậc đại học dân chính, thêm vào các cuộc thí nghiệm tại phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mản khóa SVSQ được cấp văn bằng Cử nhân Khoa Học Thực Dụng . Ðể trao dồi nghệ thật chỉ huy và lảnh đạo, TVBQGVN có truyền thống tổ chức “Hệ thống tự chỉ huy” và 8 tuần huấn nhục cho Tân khóa sinh .Hệ thống tự chỉ huy nhầm mục đích giúp cho các SVSQ thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tinh thần quân đội giửa các khóa .Tám tuần huấn nhục giúp cho các tân khóa sinh dứt bỏ nấp sống dân chính để ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật Thép của trường .
Vì nhu cầu chiến trường nên thời gia thụ huấn của các khóa củng thay đổi .Có khi 2 năm, có khi từ 2-3 năm .Nhưng từ khóa 22B trở vê sau thời gia thụ huấn được quy định là 4 năm .Năm 1975, hai năm kể từ khi nhân dân miền Nam bị cưởng chế qua hiệp định Paris năm 1973, vận nước đến hồi nghiêng ngả, tình hình quân sự tại vùng I và vùng II Chiến thuật trở nên trầm trọng trong một trận chiến thiếu yểm trợ và tiếp liệu .Vùng cao nguyên dọc theo dải Trường Sơn và Pleiku đả được lệnh di tản .Do đó vào khoảng 12 giờ khuya ngày 31 tháng 3 năm 1975, dưới sự lảnh đạo của cựu SVSQ khoá 3 -Thiếu tướng Lâm quang Thơ -Chỉ huy Trưởng. Toàn thể các bộ phận của trường phải mở cuộc hành quân triệt thoái về vùng III . Ðồi 1515 phải bỏ trống từ phút đó và các SVSQ còn đang thụ huấn chưa tốt nghiệp phải thay thế đạn thực tập (mả tử) bằng đạn thật .Với tinh thần kỷ luật cao độ, lòng gan dạ và sự bình tỉnh ngoại hạng, cùng với sự yểm trợ hết mình của các đơn vị Bộ binh và Biệt động quân do các khóa đàn anh chỉ huy, toàn bộ TVBQGVN đả vượt một chặn đường dài đầy gai lửa để đến được Long Thành ngày 2/4/75 .
Tại đây, trong tình thế hổn loạn của đất nước, lể mản khóa cho 2 khóa 28 và 29 được tổ chức cấp thời .Riêng khóa 30 mới nhập trường được 1 năm và khoá 31 vừa xong 8 tuần lể huấn nhục, vì áp lực của pháo binh địch đả phải di chuyển về trường Bộ Binh Thủ Ðức .
Tính từ ngày thành lập cho đến tháng 4/75, TVBQGVN đả cung ứng cho chiến trường trên khắp 4 vùng Chiến thuật tất cả 29 khóa sỉ quan với tổng số gần 7000 sỉ quan .Các sỉ quan tốt nghiệp được phân phốI đi khắp các Quân, Binh chủng để đảm trách vai trò cán bộ Chỉ huy hoặc Tham mưu .Dù ở cương vị nào, kỷ thuật hay tác chiến, người sỉ quan xuất thân từ TVBQGVN củng luôn luôn nuôi dưởng tinh thần “Tự thắng để chỉ huy” và châm ngôn “Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm” làm kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an thân .

Tieu Su Binh Chung Thuy Quan Luc Chien


Tóm tắt tiểu sử Binh Chủng
THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH . Trong quá trình 20 năm thành lập, phát triển vừa chiến đấu để kháng lại cuộc xâm chiếm miền Nam của Cộng sản VN .Khởi đầu từ năm 1954, Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy tuần tự bở nhiều vị Chỉ huy Trưởng, cho đến ngày thành lập Sư đòan năm 1968:

-Trung tướng Lê nguyên Khang, vị Tư lệnh đầu tiên và lâu nhất .

-Thiếu tướng Bùi thế Lân, vị Tư lệnh Sư đòan cuối cùng từ năm 1972-1975 .

Binh chủng TQLC được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954, tuy nhiên vào tháng 8 năm 1954, Tiểu đoàn 1 Quái Ðiểu, con Cọp Biển đầu đàn thành lập tại Nha Trang .
Qua năm 1955, Tiểu đoàn 2 Trâu Ðiên ra đời tại Rạch Giá, sau di chuyển về Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa .Một bộ chỉ huy được thành lập để chỉ huy 2 Tiếu đòan trên .
Song song với đà phát triển của QLVNCH từ năm 1958 đến năm 1960, Tiểu đòan 3 Sói Biển, Tiếu đoàn 4 Kình Ngư được thành lập ; TQLC cải biến thành Lử đoàn vào năm 1961 .
Ðể yểm trợ đặc biệt cho các cuộc hành quân thủy bộ, Ðại đội Yểm Trợ Thủy Bộ, Ðại đội Vận Tải, Ðại đội Truyền tin, Ðại đội Quân Y v.v…kế tiếp nhau ra đời .
Năm 1962, Tiểu đòan 1 Pháo binh thành hình gồm 2 Pháo đội 75 ly và 1 Pháo đội 105 ly .
Sang năm 1963, Lực lượng TQLC được tách rời khỏi sự yểm trợ tiếp vận của Bộ Tư lệnh Hải Quân, trực thuộc thẳng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH về cả chỉ huy, điều động tác chiến và yểm trợ tiếp vận .
Tuần tự,. Tiểu đoàn 5 Hắc Long ra đời năm 1964, vì nhu cầu chiến thuật thời bấy giờ nên 2 bộ chỉ huy Chiến đoàn A & B được tổ chức để chỉ huy trực tiếp các Tiểu đoàn TQLC đang tăng phái hành quân tại lảnh thổ các Quân đoàn và Vùng Chiến thuật .
Trong 2 năm 1965 và 1966 kế tiếp, Tiếu đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu đoàn 7 Hùm Xám được thành hình .
Giửa năm 1968, TQLC được cải danh thành cấp Sư đòan , 2 Bộ chỉ huy Chiến đòan thành 2 Bộ chỉ huy Lử đoàn 147 và 258 .Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, Tiểu đoàn Truyền tin, Tiểu đoàn Vận tải, Tiểu đoàn Công binh, Tiểu đoàn Quân Y .v.v…
Ðại đội huấn luyện trở thành Trung tâm Huấn Luyện Sư đoàn, khả năng cung cấp hàng ngàn Tân binh cho các Tiểu đoàn tác chiến sau khi được huấn luyện thuần thục căn bản bộ binh tác chiến và hành quân đặc biệt Không, Thủy, Bộ .
Năm 1969, Tiểu đoàn 8 Ó Biển, Tiếu đoàn 9 Mảnh Hổ, Tiếu đoàn 2 Pháo binh ra đời . BCH Lử đoàn 369, Tiếu đoàn 3 Pháo binh được thành lập năm 1970 .Bệnh viện Lê hửu Sanh thuộc Tiểu đoàn Quân Y, một bện viên 250 giường được thành lập trang bị đầy đủ đế đáp ứng nhu cầu binh lính TQLC cùng gia đình .
Năm 1974, Lử đoàn 468 gồm các Tiểu đòan 14, 16, 18 và 1 Pháo độI 105 ly được ra đời để chuẩn bị cho Sư đoàn TQLC thứ 2 .
Các cấp chỉ huy TQLC thường xuất thân từ 2 trường sí quan Vỏ bị Quốc gia Ðà lạt hoặc sỉ quan trừ bị Thủ Ðức, nhưng đến 80% đều tốt nghiệp các khóa Căn bản, Trung cấp hoặc Chỉ huy Tham Mưu cao cấp TQLC Hoa kỳ .
Kế từ sau năm 1960, các đơn vị TQLC đều đồn trú tại khu rừng cấm phía Tây- Bắc Thị xả Thủ Ðức, giáp ranh Quận Dí An-Biên Hòa, ngoại trừ Tiểu đòan 4 tại Thị xả Vủng Tàu, Bộ Tư lệnh Sư đoàn cùng một vài đơn vị yểm trợ tại Thị Nhgè và sàigòn .
Là Lực lượng Tổng Trừ Bị nên các Lử đoàn TQLC luôn luôn được tăng phái riêng lẻ từng Lử đoàn đến các Quân đoàn, Vùng Chiến thuật để hành quân tác chiến theo nhu cầu từng chiến dịch.
Toàn bộ Sư đoàn chỉ tham gia các cuộc hành quân qui mô lớn như :
-Cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào năm 1971 do Quân đoàn I chỉ huy .
-Cuộc hành qu ân Lam Sơn 72 tái chiếm Thị xả Quảng Trị do Quân đoàn I chỉ huy .
Trên đây là sơ l ược diển tiến vừa thành lập, trưởng thành trong khói l ửa, vừa chiến đấu chống lại Cộng sản Việt nam của binh chủng TQLC Việt nam từ ngày 1 tháng 10 năm 1954 cho đến ngày 30/4/75

Tuesday, November 13, 2007

E-mail cua mot Chien Huu Dong De

Thu cho anh Hoa de hoi tham anh co con nho mot Si Quan khoa cua anh [ neu toi nho khong lam ] ten la Nguyen van Thong nguoi que o Tuy Hoa , Qui Nhon , Thong duoc ve binh chung Thiet Giap va di huan luyen o Long Thanh khoa 56 SQTG . Ra truong ve chi doan 2 Thiet Doan 18 Ky Binh cua Lu Doan 3 xung kich , toi ve cung don vi voi anh cho den thang 7 nam 74 thi toi duoc biet phai ve chi doan 2 Thiet Doan 15 Ky Binh cung thuoc Lu Doan 3 xung kich . Gan cuoi nam 74 tren duong di giai toa vung Tri Tam va Khiem Hanh phia Dong tinh Tay Ninh don vi cua anh bi tan cong va anh da chet trong tran nay , sau gan 2 tuan le don vi toi moi tro lai duoc noi nay va tim duoc than xac cua T/U Thong , tuy nhien luc do QLVNCH da di tan ve mien nam va chung toi khong the di chuyen than xac cua anh ve voi gia dinh o Tuy Hoa , don vi anh chon xac anh o Nghia Trang quan Doi Bien Hoa truoc tet 1975. Neu anh co biet tin dong mon nao con nho den anh , xin goi loi chia buon cung tat ca ban than va gia dinh anh Thong . Them mot tin nua la anh Tran manh Dinh khoa 8A/72 thuoc don vi xung kich cua Su Doan 18 bo binh , tu tran thang 4/74 khi don vi giai toa can cu Rach Cat phia nam Quoc lo 13 tren duong ve An Loc . Ngan doi nho on nhung anh hung liet si da hy sinh bao ve tu do cho dat nuoc Viet Nam .

Thieu Uy Le Chien Chi Doi truong Chi Doan 2/15 Thiet Ky
Sinh vien Si Quan khoa 8A/72 Truong Dong De Nha Trang

Tuong Da Den Tuong Niem Tu Nhan Chinh Tri

Bia đá đen tưởng niệm Bia đá đen tưởng niệm dân-quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday, August 24, 2004

Tài liệu đặc biệt: Bia đá đen tưởng niệm dân-quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa bị giết hoặc đày ải đến chết trong các trại tập trung của Cộng Sản Việt Nam

HỒNG HUY phụ trách


L.T.S.: KBC Hải Ngoại tiếp tục trích đăng danh sách các cựu Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản lừa vào các trại tập trung để đày đọa cho đến chết.

Nếu như không có sự can thiệp và đòi hỏi của chính quyền Hoa Kỳ, đặc biệt nhiệm kỳ Tổng Thống Ronald Reagan, thì có lẽ danh sách này sẽ dài vô cùng.

Rất may, thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ đã lưu tâm đến việc “tắm máu” êm đềm của Cộng Sản Việt Nam khi đã cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, nên Cộng Sản Việt Nam đã phải ngưng tay đồ tể.

Danh sách này chỉ là sự sưu tập hạn chế của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Và KBC Hải Ngoại được biết: Ngay và sau ngày 30 Tháng Tư 1975, khi Cộng Sản tràn chiếm miền Nam Việt Nam, bọn chúng đã truy lùng tàn sát từ cá nhân đến tập thể các anh hùng diện địa: Nghĩa quân, địa phương quân, các viên chức hạ tầng cơ sở, cán bộ xây dựng nông thôn, đảng phái chính trị, tín đồ giáo phái v.v... vùi lấp trong các hố chôn tập thể dẫy đầy trên toàn quốc, hơn cả mấy mươi lần việc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968.

KBC Hải Ngoại rất mong quí chiến hữu, quí vị cựu tù nhân chính trị, quí bạn hữu, thân nhân, gia đình, đoàn thể... của các nạn nhân duyệt xét lại và bổ túc thêm để tập danh sách này có thể góp trong hồ sơ TỘI ÁC CỘNG SẢN.

)

Nguyễn Hữu Trai - Trưởng Chi Chiêu Hồi - Ra khỏi trại tù, về nhà thì chết năm 1981.

Ðại Úy Lê Văn Trang - Cảnh Sát Quốc Gia - Chết tại trại tù Nam Hà năm 1978.

Trần Bắc Trang - Xã Trưởng Ðôn Châu, Vĩnh Bình - Bị Cộng Sản xử bắn tại sân bay Trà Vinh, Tháng Năm năm 1975.

Ðại Tá Ðoàn Bội Trân - Tham Mưu Phó CTCT Quân Ðoàn 3, QK 3 - Ở trại tù Z30C Hàm Tân, bệnh nặng, trả về nhà thì chết.

Trần Quang Trân - sĩ quan, Kỹ Sư Ðiện Tử - Bị Cộng Sản xử tử hình tại trại tù Tiên Lãnh khi tổ chức vượt ngục bị phát giác. Trước khi xử bắn, Việt Cộng lấy tre kẹp miệng anh lại để không cho anh đọc thơ nói lên khí phách của anh.

Trung Úy Liêu Quang Trí - Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu - Chết vì đạn nổ ở Long Khánh năm 1975.

Thiếu Tá Phan Văn Triệu - Giải ngũ - Bị xử bắn tại trại tù Ba Xuyên, Tháng Sáu năm 1975.

Trung Tá Lâm Văn Triệu - Công Binh - Chết tại trại tù Vĩnh Phú.




Trung Úy Ngô Ðình Tùng - Pháo Binh SÐ 7 BB - Chết tại trại tù Sông Mao, Phan Thiết năm 1975.

Ðại Úy Phan Thanh Tùng - Thiết Ðoàn 20- Chết tại trại tù K2 Ký Sơn.

Bác Sĩ Võ Khắc Tuy - Quân Y - Chết tại trại tù LT3, Hoàng Liên Sơn năm 1976.

Ðại Úy Nguyễn Văn Tuy - Thiết Ðoàn 21 Kỵ Binh - Thắt cổ chết tại trại tù Tân Hiệp, Suối Máu năm 1990.

Luật Sư Trần Văn Tuyên - Dân Biểu Quốc Hội - Chết tại trại tù Hà Tây năm 1977.

Ðại Úy Nguyễn Quang Tuyến - Trường Bộ Binh Thủ Ðức - Bị tử hình tại Bến Tre năm 1977.

Trung Sĩ Lê Văn Tuyền - Cảnh Sát Quốc Gia - Bị Cộng Sản xử bắn tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi năm 1975.

TRung Tá Khổng Văn Tuyển - Nha VT Bộ Nội Vụ - Chết tại trại tù Phú Sơn, Bắc Thái.

Thiếu Tá Tư - Bị Cộng Sản tử hình tại trại tù Suối Máu cùng với Thiếu Tá Bé và Chiến Sĩ Nguyễn Văn Thịnh.

Nguyễn Hữu Trai - Trưởng Chi Chiêu Hồi - Ra khỏi trại tù, về nhà thì chết năm 1981.

Ðại Úy Lê Văn Trang - Cảnh Sát Quốc Gia - Chết tại trại tù Nam Hà năm 1978.

Trần Bắc Trang - Xã Trưởng Ðôn Châu, Vĩnh Bình - Bị Cộng Sản xử bắn tại sân bay Trà Vinh, Tháng Năm năm 1975.

Ðại Tá Ðoàn Bội Trân - Tham Mưu Phó CTCT Quân Ðoàn 3, QK 3 - Ở trại tù Z30C Hàm Tân, bệnh nặng, trả về nhà thì chết.

Trần Quang Trân - sĩ quan, Kỹ Sư Ðiện Tử - Bị Cộng Sản xử tử hình tại trại tù Tiên Lãnh khi tổ chức vượt ngục bị phát giác. Trước khi xử bắn, Việt Cộng lấy tre kẹp miệng anh lại để không cho anh đọc thơ nói lên khí phách của anh.

Trung Úy Liêu Quang Trí - Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu - Chết vì đạn nổ ở Long Khánh năm 1975.

Thiếu Tá Phan Văn Triệu - Giải ngũ - Bị xử bắn tại trại tù Ba Xuyên, Tháng Sáu năm 1975.

Trung Tá Lâm Văn Triệu - Công Binh - Chết tại trại tù Vĩnh Phú.





Và cũng trong nhu cầu cho danh sách “Bia Ðá Ðen Tưởng Niệm” được đầy đủ, xin quý chiến hữu, thân hữu, gia đình cùng đoàn thể các nạn nhân xét định, điền chi tiết vào Phiếu Bổ Túc và gởi về các nơi trên hầu phối kiểm, bổ sung, xác định để tập danh sách này ngày càng tương đối hơn - Trân trọng.


PHIẾU BỔ TÚC

Danh sách “Bia Ðá Ðen Tưởng Niệm”

Họ và Tên:..............................., Số điện thoại: ( )...........

Ðịa chỉ:................................................................

Xin xác định:

Họ tên nạn nhân:..................................., Năm sinh:..........

Cấp bậc/ Chức vụ:....................., Ðơn vị/ Cơ quan:..................

Liên hệ:........................

Chết vì lý do:............................................................

.............................................................

...........................................................

Tại:................................., Thời gian:........................

............, ngày..... tháng..... năm 2003

Người xác định,

(Ký tên)

Trường hợp nạn nhân tập thể, xin gởi kèm chung danh sách

Tuong Nien Chien Si VNCH

NGƯỜI LÍNH THỜI CHIẾN
Tưởng niệm những người lính V.N.C.H. đã nằm xuống cho quê-hương

Đưa tay chị vuốt mặt chồng
Bờ môi anh nhận, ròng ròng lệ rơi
Lau cho anh, chị nghẹn lời,
Câu kinh đưa tiễn: “Thảnh thơi Anh về!”
Mặt anh nước mắt dầm dề
Giọt thương, vợ khóc tràn-trề tim anh.
Bàn tay âu-yếm dỗ dành
Thêm lần chăm-sóc rất thành-thật yêu.
Khóc anh, chị khóc đã nhiều
Xác anh tẩm lệ bao nhiêu cho đầy?
Đàn con đôi mắt thơ ngây
Vây quanh linh-cữu một ngày rất…”mưa”

Bây giờ dù sáng, dù trưa
Cuộc đời chị vẫn đong đưa xứ người
Vẫn chờ, vẫn đợi nụ cười
Của ngày đẹp Nắng, sáng tươi Quê Nhà
Sau anh là chị: Hoàng Hoa,
Lính Thời Chiến vẫn bôn ba giữ thù
Dạy con từ một Chiến Khu
Với lòng Cứu Quốc lời ru lưu đày:
“Ơn Nhà, nợ nước đã vay
Trả sao cho đáng là tay anh hùng!”

Ý Nga, 19.7.2005

Thursday, November 8, 2007

Ghi Danh Thang 11 nam 2007

Co Thieu Uy Nguyen Huu Tho, sinh nam 1948 Thanh Luong , Hoa Da , Binh Thuan
So quan 68 /406 801.tieu doan 2, trung doan 11, su doan 7 BB . Tu tran ngay
18/ 11/ 1969, tai Cai Lay , tinh Dinh Tuong
Nguoi khai ; em ruot Ngoyen Thi Huu Truong hien o tieu bang ARIZONA

Wednesday, November 7, 2007

Delta Luc Luong Dac Biet Tran Van Kho^i

CAI TAO

Millions of lives changed forever with Saigon's fall

Camps in Vietnam
More than 1 million people were imprisoned in re-education camps after 1975, some as long as 17 years. The Aurora Foundation estimates that about 150 camps were in operation. Each circle below represents a known prison camp.

"I'm sorry, so sorry," he says. "Soldiers don't cry."

But his shoulders contort, his body racks with sobs. His hands try to wipe away the tears.

"Please forgive me," murmurs the former lieutenant colonel, shaken by memories of nearly 13 years in a prison camp. "This is what re-education does to you."

Hung Huy Nguyen, 71, along with an estimated 1 million South Vietnamese, is a man who came to know death and torture in the years following a war that tore apart families, countries, generations.

His was a world where friends died suddenly. Violently. Where others slowly wasted away from malnutrition and disease. Where stealing a grain of rice led to lashes on the back, down bony legs. Where men and women silently endured, night after night, grasping at hope that someday they might see their children again.

There are no official figures on how many prisoners were executed or how many died from poor treatment. There are no known government records of who was sent to the "re-education" camps, or for how long. There are no archives on the jails, or of what went on. Such are the ways of war, and the treatment of those on the losing side.

A four-month review by the Register of these camps, however, shows a widespread pattern of neglect, persecution and death for tens of thousands of Vietnamese who fought side by side with American soldiers.

To corroborate the experiences of refugees now living in Orange County, the Register interviewed dozens of former inmates and their families, both in the United States and Vietnam; analyzed hundreds of pages of documents, including testimony from more than 800 individuals sent to jail; and interviewed Southeast Asian scholars. The review found:

An estimated 1 million people were imprisoned without formal charges or trials.
165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's re-education camps, according to published academic studies in the United States and Europe.
Thousands were abused or tortured: their hands and legs shackled in painful positions for months, their skin slashed by bamboo canes studded with thorns, their veins injected with poisonous chemicals, their spirits broken with stories about relatives being killed.
Prisoners were incarcerated for as long as 17 years, according to the U.S. Department of State, with most terms ranging from three to 10 years.
At least 150 re-education prisons were built after Saigon fell 26 years ago.
One in three South Vietnamese families had a relative in a re-education camp.
Vietnamese government officials declined to be questioned but agreed to release a statement about the camps:

"After the southern part of Vietnam was liberated, those people who had worked for and cooperated with the former government presented themselves to the new government. Thanks to the policy of humanity, clemency and national reconciliation of the State of Vietnam, these people were not punished.

"Some of them were admitted to re-education facilities in order to enable them to repent their mistakes and reintegrate themselves into the community."

Officially, 34,641 former prisoners and 128,068 of their relatives fled to America, according to the State Department. At least 2,000 former inmates live in Orange County.

And the legacy of the prisons continues today.

Authors, artists, journalists and monks are routinely arrested and jailed across Vietnam, human-rights activists say.

In Orange County, many former inmates wake up in the dark, shaking from nightmares. Others find themselves sleepwalking, aimlessly wandering. Some live in fear, trusting only family.

Dozens of former prisoners declined to be interviewed by The Orange County Register, saying they worry about reprisals against relatives who remain in their homeland. Most asked not to be named.

Some agreed to tell their tales, then hid when they heard knocks on the door. Still others shared their stories only to regret it later, the searing memories too much to bear.

In refugee enclaves throughout the United States, anger and hatred toward the Hanoi government are common. There are ongoing boycotts of Vietnamese goods, especially in Orange County, where more than 250,000 immigrants settled, forming the nation's largest Vietnamese population.

Some survivors, however, are beginning to speak out, to give testimony to their treatment and to those who died.

To offer a full and authoritative picture about what re-education meant, this project tells the story of life in one prison – Camp Z30-D – jail to thousands of the highest- ranking officers in the South Vietnamese army.

Re-education CAI TAO

165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's
re-education camps
Date: Wed, 1 Aug 2007 08:28:51 -0700 (PDT)>>Dear netters: The real history is never faded with the time though the Vietcongs try >to twist it!strong>
In 2001, California's Orange County Register er.org/dartaward /2002/hm3/ 01.html> [Also see: http://www.dartcenter.org/dartaward /2002/hm3/ toc.html ]

published an investigation of >communist re-education camps in postwar Vietnam:>
to corroborate the experiences of refugees now living in Orange >County, the Register interviewed dozens of former inmates and their >families, both in the United States and Vietnam; analyzed hundreds of pages >of documents, including testimony from more than 800 individuals sent to >jail; and interviewed Southeast Asian scholars. The review found:

An estimated 1 million people were imprisoned without formal >charges or trials.>>

165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's >re-education camps, according to published academic studies in the United >States and Europe.

Thousands were abused or tortured: their hands and legs shackled >in painful positions for months, their skin slashed by bamboo canes studded >with thorns, their veins injected with poisonous chemicals, their spirits >broken with stories about relatives being killed.

Prisoners were incarcerated for as long as 17 years, according to the U.S. Department of State, with most terms ranging from three to 10 years. At least 150 re-education prisons were built after Saigon fell 26 >years ago.

One in three South Vietnamese families had a relative in a >re-education camp. http://www.dartcenter.org/dartaward/2002/hm3/02.html

Tuesday, November 6, 2007

Tấm Thẻ Bài

U.S. NAVY KILLED IN ACTION

Chuan Tuong Le Quang Luong


Brigadier Le Quang Luong Republic of Vietnam Airborne Commander

Joint Republic of Vietnam armed forces on November 17, 1953

Thu Duc Military Officer Academy class 4 January 6th 1954 Graduated with rank Second Lieutenant and transfer to Airborne Qualify training became Officer of RVN Airborne.

In August 1954 transferred to the Fifth Airborne Battalion station at West Lake Ha Noi.

On July 20th 1954 the Geneva Convention divided Vietnam to North and South with 17th Parallel. The Fifth Airborne Battalion moved to South Vietnam First Da Nang, Nha Trang and Thu Duc Saigon, first with Airborne Platoon then Company Commander, Operation Planning Officer, combat battalion commander.

In ten years with Fifth Battalion, from in charge of Platoon to assistance Battalion Commander. Went to Battalion Commander School graduate with top of his class.

Beginning 1966 assigned to establish the Second Airborne Battalion, this Battalion went to many Operations and wipe out many of Communist battalions, The Flag of this Battalion had fourth times awards with Valor.

On November 1967 became Commander Airborne First Combat Regiment replaced for

Lieutenant Colonel Ho Trung Hau.

First Airborne Combat Battalion reinforced for Hue Tet Offensive and support First Army Division operation at Quang Tri, in the Tet Offensive save the head quarter of first Army Division and Brigadier Ngo Quang Truong capture by NVA and push communist out of Hue.

Became Vice Commander of Airborne Division on June 1972 with recommendation of President of Republic of Vietnam.

October 1972 Assigned form President of RVN became Commander of the only

Airborne Division of Republic of Vietnam Armed Forces.

Second Lieutenant June 1st 1954

First Lieutenant 1956

Captain 1963

Major 1966

Lieutenant Colonel 1968

Colonel 1970

Brigadier General 1972

Medal:

National Order, Commander – Third Class

National Order, Officer – Fourth Class

National Order Knight – Fifth Class

21 Gallantry Cross with palm

6 Gallantry Cross with Gold Stars, Silver Stars and Bronze Stars

3 Combat Medals.

US Medals.

2 Silver Star with V Device 1971-1972

3 Bronze Star with V 1967, 1968, 1970

1 Distinguished Flying Cross 1971

1 Air Medal.